Liên kết website

Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở - từ góc độ tuyên truyền, phổ biến pháp luật 30/08/2018

Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân ngày càng được coi trọng. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trọng đời sống xã hội, đồng thời nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, ngày 25/5/2017, Chính phủ đã ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021. Tại điểm d mục 5 Phần III của Chương trình về đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã nhấn mạnh về việc hướng mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở,... Vấn đề đặt ra là giữa hòa giải ở cơ sở và phổ biến, giáo dục pháp luật có mối tương quan như thế nào hay nói cách khác là cơ sở nào để hòa giải ở cơ sở được trở thành một trong các hình thức đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay?

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch Kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2018 08/05/2018

Để tiếp tục nắm bắt thông tin, năm bắt, đánh giá về việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, ngày 02/5/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 1452/KH-BTP về kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trong năm 2018.

Hướng dẫn rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp hòa giải ở cơ sở trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ và xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước 03/05/2018

Để triển khai đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc (Quyết định số 668/QĐ-TTg và Phụ lục kèm theo, ngyà 15/11/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2306/QĐ-BTP Ban hành Kế hoạch Triển thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc.

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2018 26/02/2018

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2728/QĐ-BTP ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018, ngày 12/02/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở năm 2018.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở 19/01/2018

1. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng. Thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở thời gian qua đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác này trong việc góp phần hạn chế các tranh chấp dân sự và phòng ngừa tội phạm, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, củng cố tình làng, nghĩa xóm, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của hoạt động hòa giải đối với đời sống xã hội, Nhà nước thực hiện sự quản lý, tạo điều kiện cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở được kiện toàn và phát triển.

Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động hòa giải cơ sở 11/01/2018

1. Khái niệm, ý nghĩa về phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở 1.1. Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở

Đã có cơ chế bảo đảm thi hành kết quả hòa giải thành ở cơ sở 10/05/2017

Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại Chương XXXIII của Bộ luật này quy định “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án”. Theo đó, Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự, tức là sau khi có quyết định công nhận của Tòa án, các bên phải tự nguyện thi hành thỏa thuận của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án; hết thời gian này, bên phải thực hiện nghĩa vụ có điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, bên có quyền được nộp đơn yêu cầu thi hành cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Bộ Tư pháp báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở 03/04/2017

Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở; Kế hoạch triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 2611/QĐ-BTP ngày 04/11/2013, ngày 03/4/2017, Bộ Tư pháp ban hành Báo cáo số 101/BTP-BC sơ kết 03 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở.