Liên kết website

Kết quả 5 năm thực hiện Đề án “Thí điểm mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị trấn; tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố” trên địa bàn tỉnh Lào Cai

26/12/2016

Từ năm 2012 đến năm 2016, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Lào Cai Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng và triển khai Đề án “Thí điểm mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị trấn; tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố” (gọi tắt là Đề án tuyên vận). Tỉnh cũng quan tâm chỉ đạo đầu tư nguồn kinh phí trên 33.813 triệu để triển khai Đề án này, qua 05 năm thực hiện Đề án tuyên vận đạt được kết quả đáng khích lệ.

Về công tác chỉ đạo triển khai: Tỉnh ủy đã trực tiếp ban hành và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành trên 150 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện; Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và các cơ quan giúp việc của Tỉnh ủy đã tổ chức trên 600 cuộc khảo sát, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá tại các huyện ủy, thành ủy, nhất là tại các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố qua đó kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho cơ sở cũng như điều chỉnh các nội dung, cách thức chỉ đạo của tỉnh. Chỉ đạo và phân công gần 30 lượt các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đi dự, chỉ đạo, nắm tình hình công tác triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án tại một số huyện ủy, thành ủy và đảng ủy xã, phường, thị trấn (cấp xã); Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy,  các sở, ngành chuyên môn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Đề án  tổ chức 02 lớp tập huấn, biên soạn và xuất bản 3.500 cuốn “Sổ tay công tác tuyên vận”, tổ chức 04 cuộc điều tra xã hội học với 6047phiếu khảo sát về mô hình tại cấp tỉnh, huyện, xã, thôn và làm căn cho tổng kết, chỉ đạo của Tỉnh ủy. Trên cơ sở Đề án tuyên vận, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã chủ động phối họp với các ngành liên quan chỉ đạo thành lập 668 mô hình “tổ tuyên tuyền” trong hệ thống các cấp học (từ mầm non đến trung học phố thông) và trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố trong toàn tỉnh,  hoạt động theo nội dung Đề án tuyên vận của Tỉnh ủy.
Đối với các huyện ủy, thành ủy và các cơ quan giúp việc đã ban hành 751 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, hàng nghìn cuộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại Đề án tuyên vận cơ sở, trong đó riêng thường trực, ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy đã trực tiếp dự, chỉ đạo được trên 800 cuộc;  phân công trên 400 lượt cán bộ phụ trách, giúp đỡ các xã, phường, thị trấn; thôn, bản, tổ dân phố thực hiện công tác tuyên vận; chỉ đạo tổ chức 175 lớp tập huấn, bồi dưỡng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú cho trên 12.000 lượt cán bộ tuyên vận cấp xã, thôn và cán bộ tuyên giáo, dân vận cấp huyện phụ trách tham mưu thực hiện Đề án tuyên vận. Tổ chức 489 hội nghị báo cáo viên và cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên vận tại cơ sở.
Đối với các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hiện nay có 1.312 cán bộ tuyên vận thuộc 164 ban tuyên vận cấp xã, có 12.000 lượt cán bộ tuyên vận  cấp xã, thôn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Đội ngũ báo cáo viên cấp huyện tại xã đã tham dự đầy đủ các hội nghị báo cáo viên do ban tuyên giáo huyện ủy, thành ủy tổ chức. Với trên 4.600 thành viên ban tuyên vận được phân công phụ trách thôn, bản, tổ dân phố cũng như hoạt động của các tổ tuyên vận; ban tuyên vận cấp xã đã tham mưu, tổ chức trên 13.100 cuộc kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp tuyên truyền, vận động cũng như giám sát, đánh giá hoạt động của các tổ tuyên vận. Biên tập, cung cấp cho tổ tuyên vận trên 14.000 tài liệu tuyên truyền các loại; biên tập và phát trên loa truyền thanh trên 10.000 tin, bài; tổ chức 3.500 hoạt động tuyên truyền, cổ động qua các chương trình biếu diễn văn nghệ, thể thao;  Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tại xã đã phối họp với các tổ tuyên vận tổ chức được trên 28.500 buổi tuyên truyền, vận động tại khu dân cư.
Tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố (Tổ tuyên vận) trên địa bàn toàn tỉnh có 1.959 tổ tuyên vận với 5.958 tuyên vận viên, đội ngũ này đã tham dự 5.300 hội nghị tuyên vận cấp xã, tổ chức triển khai nội dung tuyên vận tại 52.526 cuộc họp mở rộng cho trên 961.000 lượt hội viên, thành viên các tổ chức đoàn thể tại thôn từ đó tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân tại cơ sở. Việc khai thác, phát huy các thiết chế văn hóa, thông tin, các hình thức tuyên truyền, vận động tại thôn cũng được hầu hết các tổ tuyên vận thực hiện hiệu quả với trên 887.700 giờ loa truyền thanh hoạt động và hơn 6.200 tin, bài được biên soạn, phát trên loa truyền thanh. Việc phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động giữa tổ tuyên vận với các tổ chức đoàn thể tại thôn được duy trì, nâng cao, với gần 44.000 buổi; thực hiện 20.785 cuộc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại thôn.
Mô hình tuyên vận đã sắp xếp, tổ chức lại về cơ cấu, số lượng, thành phần tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở, số lượng biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã không thay đổi. Hơn nữa mô hình tuyên vận còn bố trí được 01 cán bộ chuyên trách làm công tác đảng (trước đây không có) chuyên tham mưu, thực hiện công tác tư tưởng và vận động tại cấp xã nhưng vẫn bảo đảm không tăng biên chế, không tăng chế độ chính sách.  Thực tiễn cho thấy việc gộp 2 tổ chức tuyên giáo và dân vận ở cấp xã thành ban tuyên vận và thành lập tổ tuyên vận cấp thôn đã tạo nên sự thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện, đánh giá công tác tuyên tryền, vận động. Ban tuyên vận tham mưu cho thường trực cấp ủy chỉ đạo, giao nhiệm vụ và đánh giá từng ban, ngành, đoàn thể, từng tổ tuyên vận, thành viên ban tuyên vận, vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được phát huy theo chức năng, nhiệm vụ trong một khối thống nhất để thực hiện công tác tư tưởng, dân vận của Đảng ở cơ sở. Đặc biệt tại cấp xã và thôn do ban tuyên vận, tổ tuyên vận điều phối chung tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện công tác tư tưởng và dân vận của đảng. Các huyện ủy, thành ủy đã quan tâm, chỉ đạo ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo, ban dân vận huyện ủy, thành ủy. Tại cơ sở, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên có sự điều phối chung, đánh giá kết quả tuyên vận của Tổ tuyên vận, Ban tuyên vận nên có sự sâu sát, gần gũi nhân dân và trực tiếp thực hiện tuyên truyên, vận động nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực giải quyết các vấn đề phát sinh một cách cụ thể, kịp thời.
Hoạt động của mô hình tuyên vận đã góp phần tạo sự chuyển biến vượt bậc và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, huy động sức người, sức của trong Nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn km đường giao thông nông thôn đã được xây dựng; tạo đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc  xây dựng đời sống văn hóa văn minh gắn với bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nhiều hủ tục lạc hậu trong việc cưới, tang, lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt của người dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đã từng bước được thay đổi theo hướng tích cực, tiêu biểu như: mô hình thu gom và phân loại rác thải tại nguồn của thành phố Lào Cai đạt 95%; mô hình “nhà sạch - vườn đẹp” phát triển tại nhiều huyện như: Bắc Hà 90 mô hình, , Si Ma Cai 22 mô hình tại 13 xã, riêng Bảo Yên ngoài 29 mô hình này còn thêm 4 mô hình “5 không 3 sạch”. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) tại các huyện, thành phố giảm mạnh hằng năm. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhiều hộ gia đình đã đăng ký tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế nỗ  lực thoát nghèo, trở thành các điển hình tiên tiến. Công tác tuyên vận còn góp phần vào thành tích trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 1 số xã trên địa bàn 9 huyện, thành phố giai đoạn 2010 – 2015, cao nhất là thành phố Lào Cai 05 xã thấp nhất là Sa Pa, Si Ma Cai  mỗi huyện 1 xã; theo kế hoạch, đến hết năm 2016, sẽ tiếp tục có một số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để công tác tuyên vận trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, cần tiếp tục có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trong công tác triển khai thực hiện, luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp, mọi quyết định về chủ trương mới đều dựa trên các căn cứ khoa học, coi trọng sơ kết và đánh giá, tổng kết thực tiễn. Các Ban tuyên giáo, Ban Dân vận từ tỉnh đến huyện phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên hệ, chỉ đạo theo hệ thống xuống cơ sở để triển khai thực hiện. Tỉnh Lào Cai Lào Cai là địa phương duy nhất trong cả nước thực hiện mô hình tuyên vận trong phạm vi toàn tỉnh vì thế cần hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Ban, ngành trung ương để đưa công tác này lên một tầm cao mới trong giai đoạn tiếp theo.
Lò Thị Thu Hương
Các tin đã đưa ngày: