Liên kết website

Bắc Ninh tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và tại một số địa bàn trọng điểm giai đoạn 2017-2021

18/04/2018

Ngày 16/4/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 512/QĐ-UBND phê duyệt hai Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, gồm: Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật: Tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trong một số lĩnh vực liên quan thiết thực đến đời sống, sinh hoạt, học tập, làm việc của nhân dân tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật như: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; hình sự, kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân tại địa bàn này; phấn đấu giảm số lượng vụ việc và người vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Phấn đấu đến năm 2021, 80% nhân dân tại địa bàn trọng điểm được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trong đó tập trung vào những nội dung pháp luật liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, phù hợp đặc thù ở từng địa bàn; 100% cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan;  Phấn đấu kiềm chế và làm giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm. Địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật được Đề án xác định là đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và lĩnh vực có nhiều diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vi phạm, mỗi huyện, thị xã, thành phố tự lựa chọn từ 1 - 2 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật để thực hiện Đề án; Các lĩnh vực pháp luật Đề án xác định tập trung thực hiện phổ biến, giáo dục tại địa bàn trọng điểm gồm: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông. Đối tượng thụ hưởng là Nhân dân tại địa bàn trọng điểm; Thanh thiếu niên, học sinh; các đối tượng đã có tiền án, tiền sự; đối tượng có trình độ nhận thức và văn hóa hạn chế; người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm; Cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở các địa bàn trọng điểm.
Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương: Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương như các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai, môi trường, phát triển các khu công nghiệp, làng nghề. Mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức pháp luật ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong các cộng đồng khu dân cư. Phấn đấu đến hết năm 2021, 80% người dân ở cộng đồng khu dân cư trên toàn tỉnh được tiếp cận với các văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tiếp tục xây dựng, phát huy và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. 100% các địa phương có liên quan đến việc thu hồi đất tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân. Đề án được triển khai tại các xã, phường, thị trấn trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên những nơi điều kiện kinh tế khó khăn, những địa bàn có nhiều bức xúc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những địa bàn có các dự án thu hồi đất…
Sở Tư pháp được UBND tỉnh giao là cơ quan chủ trì của hai Đề án có trách nhiệm: Hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, xây dựng Kế hoạch thực hiện     cả giai đoạn và hàng năm; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo các nội dung đã nêu trong Đề án; Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án./.
Các tin đã đưa ngày: