Liên kết website

CÓ NỢ PHẢI TRẢ

29/12/2017

Nhân vật: A: người cho vay B: người vay C: bạn A – là luật sư

Năm 2016, Anh A có vay của Anh B 150.000.000 đồng. Vì tin tưởng B nên Anh A chỉ yêu cầu anh B viết giấy vay nợ không phải trả lãi và bảo đảm bằng bất cứ tài sản nào, có anh H hàng xóm làm chứng. Trong giấy vay nợ có yêu cầu thời hạn trả nợ là tháng 12/2016. Tuy nhiên gần hết năm 2017, anh B vẫn chưa thanh toán nợ cho anh A. Anh A đã nhiều lần yêu cầu B thanh toán nợ nhưng anh B vẫn không trả, hứa hẹn lần này đến lần khác. Mấy tuần nay anh B gọi điện anh A không nghe máy, đến nhà thì không có ai ở nhà.
Cảnh 1: Cuộc hội thoại giữa A và B
Lo lắng vì sợ anh B không trả số tiền trên nên anh A đã khởi kiện yêu cầu anh B trả nợ. Biết tin bị khởi kiện, anh B đã gọi điện xin khất một thời gian nữa sẽ trả đầy đủ 150 triệu cho anh A. Nhưng anh A vẫn khăng khăng giữ ý định khởi kiện đòi nợ anh B. Không thuyết phục được anh A, B đã nói:
B: Nếu anh khởi kiện tôi thì anh cũng sẽ không đòi được tiền của tôi đâu vì Giấy vay nợ giữa anh và tôi chỉ viết tay, có người chứng kiến nhưng anh H cũng không ký xác nhận trong giấy vay nợ với vai trò là người làm chứng. Hơn nữa giấy vay nợ này cũng không được công chứng, chứng thực thì sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thôi. Nên tốt nhất anh cứ thư thư cho tôi thêm một thời gian, tôi sẽ trả anh đầy đủ, a không nên khởi kiện chỉ mất thời gian, tiền bạc thôi.
A: Tôi không tin, tôi vẫn sẽ khởi kiện.
Nói xong rồi A tắt máy.
Cảnh 2: Cuộc nói chuyện giữa A và C
Nghe B nói thế, A cũng hoang mang. Nếu như B nói thì nguy quá, mình khó có thể lấy lại được số tiền kia, bây giờ biết xử lý như thế nào. Ngồi trầm ngâm một lúc thì A chợt nhớ ra C. A tìm ngay số điện thoại của C là luật sư. A gọi ngay cho C.
A: Alo, ông C à, tôi A đây, dạo này ông làm ăn thế nào? Vẫn khỏe chứ?
C: Ông à, tôi vẫn tốt. Ông thế nào rồi, lâu lắm chưa ngồi với nhau nhỉ. Sao hôm nay lại nhớ đến và gọi cho tôi thế này?
A: Chả là tôi đang gặp chút chuyện, đang muốn nhờ ông tư vấn đây. Ông có thời gian không tôi muốn gặp ông để hỏi cho cụ thể.
C: Ok ông, 14h chiều nay gặp nhau tại quán café ở phố Đội Cấn nhé.
A: ok ông.
Cảnh 3: Tại quán café
C vừa đến thì thấy A đã ngồi ở quán. C liền đến gần bắt tay, hỏi han:
C: Ông đến lâu chưa?
A: Tôi cũng vừa đến thôi.
C: Uh. Thế ông có việc gì cần tôi tư vấn đấy, ông nói tôi nghe xem sao nào?
A kể đầu đuôi sự việc cho C nghe. C chăm chú lắng nghe.
C: Bây giờ ông muốn hỏi tôi là Giao dịch cho vay tiền của ông có bị vô hiệu không đúng không?
A: Đúng rồi.
C: Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Giao dịch giữa ông và ông B là hợp đồng vay tài sản giữa hai cá nhân, không có tài sản bảo đảm, tài sản cho vay là tiền.
Đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản thì không yêu cầu hợp đồng vay phải công chứng, chứng thực.
Hơn nữa, việc ông B vay tiền của ông có anh H – hàng xóm làm chứng nên giấy vay tiền viết tay là chứng cứ để chứng minh quan hệ vay nợ giữa hai bên.
Nếu khi khởi kiện ta Tòa để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền, người vay chối không vay thì ông có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục giám định chữ ký để có căn cứ rõ ràng chứng minh việc vay tiền của người vay.
C: Tuy nhiên, lần sau ông cho vay tiền ông nên cẩn thận hơn. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng nhưng với số tiền lớn thì ông nên nhờ luật sư soạn thảo hợp đồng và công chứng đầy đủ để khi có vấn đề bất trắc gì xảy ra mình còn yên tâm vì có chứng cứ hợp pháp.
A: uh. Sau lần này, tôi sẽ cẩn thận hơn. Có gì sau này nhờ ông giúp nhé. Hôm nay cảm ơn ông nhiều lắm.
Nghe C nói vậy, A yên tâm hơn. Và vẫn kiên định khởi kiện B.
Sau buổi gặp C hôm đó, A đã liên lạc với B, phân tích cho B hiểu rõ về hiệu lực của giấy vay nợ giữa hai người.
B tỏ ra lo lắng, vì không muốn bị đưa ra Tòa, B đã đến nhà A tìm gặp xin A cho B trả tiền trong thời hạn 1 tuần và mong A rút đơn.
Vì lúc đấy, B có đưa theo một người bạn thân với cả B và A. Nhờ người bạn này nói giúp nên A đã đồng ý rút đơn khởi kiện và buộc B phải thanh toán tiền nợ trong vòng 1 tuần.
Trong 1 tuần sau đó, B đã thanh toán đầy đủ nợ cho A. A gọi điện thông báo cho C và cảm ơn C một lần nữa.
Các tin đã đưa ngày: