Liên kết website

80 câu hỏi – đáp, tình huống pháp luật dành cho học viên Trung tâm học tập cộng đồng (tiếp theo)

03/10/2013

 

         PHẦN 1. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Câu 1. Đề nghị cho biết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2012/NĐ-CP), mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó bao gồm cả giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo hoặc do cấp sai quy định. 

- Ngoài các hình thức xử phạt quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá thực phẩm, phương tiện;

+ Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi, tiêu hủy các tài liệu, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp phải thu giữ để làm tang chứng, vật chứng cho việc xử lý tiếp theo;

+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định pháp luật;

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

 

Câu 2. Là chủ của một cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cho công nhân, chị H đã chỉ đạo cho nhân viên sử dụng một số nguyên liệu được đóng trong các gói ni lông không dán nhãn mác và không có tên trên bao bì. Các nguyên liệu này không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù biết điều đó, nhưng chị H vẫn cố tình vi phạm. Xin hỏi, việc sử dụng các nguyên liệu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm của chị H sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Hành vi sử dụng các nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm của chị H nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, chị H còn bị hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm này.

 

Câu 3. Khi mẹ tôi mua chả lụa ở chợ về ăn thì thấy miếng chả giòn dai, thơm phức nhưng lại có vị đăng đắng sau khi ăn. Mẹ tôi nghi ngờ rằng khi chế biến chả người ta đã cho hàn the hoặc một phụ gia nào khác. Tôi được biết hàn the là chất phụ gia đã bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay nhiều cơ sở vẫn cho thêm chất này vào chế biến để bảo quản giò chả được lâu và ngon hơn. Xin hỏi, hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm  như hàn the sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như sau:

- Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm

+ Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

+ Bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm này.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.

- Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại (như hàn the) để sản xuất, chế biến thực phẩm

+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

+ Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm.

+ Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

 

Câu 4. Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua gia truyền đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn trong quá trình sản xuất nem chua. Xin hỏi hành vi của bà C có vi phạm các quy định về sử dụng hóa chất hay không và nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Do các hóa chất mà bà C sử dụng không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng nên hành vi của bà C đã vi phạm các quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP:

- Đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

+ Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm này.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; thực phẩm có chứa hoá chất đối với hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

+ Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt theo quy định pháp luật đối với hành vi này (là 50.000.000 đồng) thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100.000.000 đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm này.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; thực phẩm có chứa hoá chất đối với hành vi vi phạm.

 

Câu 5. Đề nghị cho biết vi phạm quy định về sử dụng vi chất dinh dưỡng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về sử dụng vi chất dinh dưỡng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm không thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế;

+ Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào thực phẩm thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tế nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức quy định cho phép.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm này.

 

Câu 6. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cửa hàng ông C đã hết thời hạn hơn 1 tháng. Do bận việc ông C vẫn chưa đi đăng ký kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận. Biết chuyện, em gái ông C là chị B đã giục anh trai phải nhanh chóng đi đăng ký vì thời gian hết hạn lâu thì sẽ bị xử phạt nặng hơn. Xin hỏi ý kiến của chị B có chính xác hay không? Pháp luật quy định thế nào về việc xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn ?

Trả lời

Ý kiến của chị B về việc giấy chứng nhận hết thời hạn càng lâu, càng bị xử phạt phạt nặng là chính xác.

Theo Điều  23 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP các hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị xử phạt như sau:

- Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn với các mức sau:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 30 ngày;

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi vi phạm này.

- Xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng với các mức sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký kiểm tra để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi vi phạm này.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm này.

 

Câu 7. Hiện nay, tôi thấy có nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo khi chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền kiểm duyệt hoặc quảng cáo sai sự thật, không đúng với nội dung đã đăng ký gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Tôi muốn hỏi, các hành vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng danh nghĩa các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, thầy thuốc, nhân viên y tế trong quảng cáo thực phẩm;

+ Sử dụng tài liệu dành cho cán bộ cơ quan nhà nước, cán bộ y tế để quảng cáo cho cộng đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hai hành vi vi phạm nêu trên.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Quảng cáo thực phẩm không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

+ Quảng cáo thực phẩm nhưng không có Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định;

+ Quảng cáo thực phẩm không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng

+ Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi không theo quy định;

+ Quảng cáo thực phẩm có kèm quảng cáo bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.

Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần  đối với các hành vi quảng cáo thực phẩm không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi không theo quy định; quảng cáo thực phẩm có kèm quảng cáo bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, tất cả hành vi vi phạm nêu trên buộc thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh dưới mọi hình thức;

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm này;

+ Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;

+ Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng bằng hoặc tốt hơn so với sữa mẹ;

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm này;

+ Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không được thẩm định hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định.

Ngoài ra, buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm là tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm đã phát tán, còn tồn chưa phát tán đối với tất cả hành vi vi phạm nêu trên.

 

Câu 8. Pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào đối với các vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm?

Trả lời

Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 27 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành hành vi sau:

+ Không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật về an toàn thực phẩm.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin chính xác về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm này;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm này.

 

Câu 9. Xin hỏi những vi phạm quy định về ghi nhãn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo Điều 28 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn thực phẩm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá thực phẩm vi phạm một trong các hành vi sau:

+ Lưu thông thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; thực phẩm đã qua chiếu xạ; một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen); sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ mà không thể hiện cụm từ bắt buộc theo quy định;

+ Lưu thông hàng hóa là thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần mà không thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường;

+ Buộc thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm thực hiện biện pháp khắc phục về nhãn hàng hóa.

 

Câu 10. Ông K là chủ một cơ sở sản xuất ô mai gia truyền. Khi cơ quan có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất tại cơ sở, ông K đã cố ý không hợp tác làm việc. Không những thế, ông còn có thái độ lăng mạ những người đang làm nhiệm vụ kiểm tra. Khi được yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ông đã không chấp hành và có hành vi hành hung người thi hành công vụ. Xin hỏi hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ông K bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ông K có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp hoặc cản trở công tác điều tra, thu thập số liệu phục vụ việc đánh giá hiện trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính của người, cơ quan có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính;

+ Tẩu tán, làm thay đổi, đánh tráo tang vật, phương tiện đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ;

 Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi, nộp lại các tang vật, phương tiện bị tẩu tán đối với hành vi vi phạm;

+ Lăng mạ, làm nhục người đang làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Chứa chấp, tiêu thụ tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra, tạm giữ bị tẩu tán;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi, nộp lại các tang vật, phương tiện bị tẩu tán đối với hành vi vi phạm này.

+ Hành hung người thi hành công vụ.

Ông K bị xử phạt như sau:

-  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đối với hành vi hành hung người thi hành công vụ.

 

         PHẦN II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

Câu 11. Bà L được nhân viên của công ty dược phẩm X đến nhà giới thiệu một số thuốc là hàng xách tay được làm bằng sụn cá mập và có tác dụng hỗ trợ chữa thấp khớp rất tốt. Hiện nay, công ty đang có chương trình khuyến mại, nên nhân viên công ty mời bà L mua thuốc với giá cả hợp lý. Bà L đã từ chối không mua vì cho rằng đây chỉ là các sản phẩm chức năng, không phải thuốc chữa bệnh. Mặt khác, do các lọ thuốc không có dược chất và không có nguồn gốc rõ ràng, nên theo bà đây là hàng giả. Xin hỏi, ý kiến của bà L có đúng hay không? Pháp luật quy định thế nào là hàng giả?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2013/NĐ-CP) thì các loại hàng giả bao gồm:

- Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng:

+ Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với ngun gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bhoặc đăng ký;

+ Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược cht; có dược cht nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

- Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

- Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; giả mạo chỉ dẫn địa lý; hàng hóa sao chép lậu.

- Tem, nhãn, bao bì giả.

Như vậy, ý kiến của bà L cho rằng các lọ thuốc trên là hàng giả là chính xác.

 

Câu 12. Việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được pháp luật quy định như thế nào?

 Trả lời

Theo Điều 5 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả được pháp luật quy định như sau:

- Hình thức phạt tiền được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm với mức tiền phạt như sau:

+ Đối với hành vi buôn bán hàng giả: Từ 100.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

+ Đối với hành vi sản xuất hàng giả: Từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Tang vật là nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, bộ phận, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, các loại vật tư, nguyên liệu khác và tem, nhãn, bao bì giả đưc sử dụng đsản xut hàng giả.

+ Tang vật là loại hàng giả mà nếu áp dụng biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tự tiêu hủy sẽ ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;

+ Tang vật là loại hàng giả không thể loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì sản phẩm, hàng hóa hoặc việc loại bỏ yếu tố vi phạm vẫn dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;

+ Việc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật là không thể thực hiện được;

+ Tịch thu phương tiện vi phạm được áp dụng đối với loại phương tiện được cá nhân, tổ chức sử dụng trực tiếp để sản xut, buôn bán hàng giả và không bao gồm phương tiện vi phạm theo quy định pháp luật không được áp dụng biện pháp luật tịch thu (ví dụ như không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người  sử dụng hợp pháp; không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tổ chức, cá nhân vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp…).

- Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chng chỉ hành nghề được áp dụng như sau:

+ Chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được cấp giấy phép, chứng chỉ hành ngh;

+ Việc áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Câu 13. Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả?

Trả lời:

Theo Điều 5 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sản  xuất, buôn bán hàng giả được pháp luật quy định như sau:

- Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như sau:

+ Buộc cá nhân, tchức vi phạm tiêu hủy hàng giả được áp dụng đối vi loại hàng giả mà việc tự tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;

+ Buộc cá nhân, tổ chức vi phạm loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả được áp dụng đối với loại hàng giloại bỏ được yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tvi phạm này không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khu hàng giả được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có khả năng thực hiện được các biện pháp này;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được vào ngân sách nhà nước được áp dụng đi với cá nhân, tổ chức vi phạm có thu lợi bất chính, bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ sản xut, buôn bán hàng giả;

+ Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đi với shàng giả mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường.

- Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên, người có thm quyn xử phạt phải quy định thời hạn phù hp đ cá nhân, tchức vi phạm thực hiện. Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định.

 

Câu 14. Trong quá trình kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất thực ăn gia súc của chị M, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phát hiện cơ sở của chị M vừa có hành vi sản xuất hàng giả, vừa có hành vi buôn bán hàng giả. Xin hỏi trong trường hợp này, việc xử phạt hành chính đối với các hành vi của chị M sẽ được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về việc áp dụng các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính:

- Cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này, cơ sở của chị M vừa có hành vi sản xuất hàng giả, vừa có hành vi buôn bán hàng giả, thì cơ sở đó sẽ bị xử phạt hành chính về cả hai hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

Câu 15. Xin hỏi hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là:

- Hàng hoá có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hoá, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hoá của thương nhân khác;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

 Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP :

- Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 1.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định nêu trên đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm;

+ Hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc cá nhân, tổ chức buôn bán hàng giả là người trực tiếp nhập khẩu hàng giả đó.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định nêu trên;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với các vi phạm nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm buôn bán loại hàng giả quy định phạt tiền gấp hai lần;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm buôn bán loại hàng giả bị phạt tiền gấp hai lần trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm quy định nêu trên;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm;

+ Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đối với số  hàng giả đã bán còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm.

 

Câu 16. Lực lượng quản lý thị trường quận X kiểm tra và phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Y đóng trên địa bàn của quận đã có hành vi sản xuất, buôn bán các loại mực in HP, Canon… giả. Công ty này đã nhập nhiều hộp mực in cũ về rồi làm mới, đóng bao bì, tem mác mang nhãn hiệu HP, Canon… để bán ra ngoài thị trường. Xin hỏi việc xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như của công ty Y được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

Việc xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định tại Điều 11 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP như sau :

- Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 3.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+ Tước quyền sử dụng  giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại hàng giả bị phạt tiền gấp hai lần.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm;

+ Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đối với số hàng giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như của công ty Y bị xử phạt với mức phạt tiền cụ thể được xác định trên cơ sở giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật.

Ngoài ra, công ty Y còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm;

+ Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đối với số hàng giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm.

 

Câu 17. Việc xử phạt đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

 Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả được quy định như sau:

- Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng đến 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 100 đơn vị đến 500 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 3.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 3.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng trên 10.000 đơn vị.

- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định nêu trên đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm;

+ Hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì giả hoặc cá nhân, tổ chức buôn bán tem, nhãn, bao bì giả là người trực tiếp nhập khẩu tem, nhãn, bao bì giả đó.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm buôn bán loại tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm buôn bán loại tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với vi phạm;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán tem, nhãn, bao bì giả vào ngân sách nhà nước đối với  các vi phạm này;

+ Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đã bán còn đang lưu thông trên thị trường đối với các vi phạm này.

 

Câu 18. Lực lượng quản lý thị trường thành phố M đã bắt quả tang Công ty mỹ phẩm N sản xuất nhiều loại tem, nhãn mỹ phẩm giả mang các nhãn hiệu nước ngoài nhưng chưa được chủ thương hiệu đồng ý hay nhượng quyền thương mại. Các tem, nhãn giả được làm tinh vi đến nỗi những người chuyên kinh doanh hàng ngoại cũng không thể phân biệt nổi đâu thật, đâu giả. Xin hỏi, việc xử phạt đối với các hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả như trường hợp của công ty N  quy định như thế nào?

Trả lời

Việc xử phạt đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả như trường hợp của công ty N được quy định tại Điều 13 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP như sau :

- Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng đến 100 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 100 đơn vị đến 500 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 3.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 3.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng trên 10.000 đơn vị.

- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định nêu trên đối với trường hợp tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm sản xuất loại tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với các hành vi vi phạm này;

+ Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất tem, nhãn, bao bì giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm;

+ Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm.

 

Câu 19. Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ để xác định khung tiền phạt được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP như sau:

- Đối với hàng giả thành phẩm, chưa thành phẩm đã hoặc chưa đưa vào lưu thông là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính hoặc đang thụ lý xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức xác định giá theo quy định này.

- Trường hợp không thể xác định được giá trị như quy định nêu trên thì thành lập Hội đồng định giá theo quy định pháp luật để xác định giá theo giá của hàng giả căn cứ vào thứ tự ưu tiên theo các quy định pháp luật

- Tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm là nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, bộ phận, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, các loại vật tư, nguyên liệu khác và tem, nhãn, bao bì giả được sử dụng để sản xuất hàng giả và “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất, buôn bán hàng giả được xác định giá trị theo quy định pháp luật.

 

Câu 20. Tôi thấy báo chí nói nhiều đến việc tịch thu và tiêu hủy một số mặt hàng giả bị bắt. Tôi muốn hỏi đối với các mặt hàng giả bị bắt mà sau đó không có người nhận thì kinh phí tiêu hủy các mặt hàng này sẽ do ai chi trả? Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời

Đối với các mặt hàng giả bị bắt sau đó không có người nhận thì kinh phí tiêu hủy các mặt hàng này sẽ do ngân sách nhà nước cấp.

Theo Điều 20 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm chi trả chi phí cho việc thu hồi tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm khi bị áp dụng biện pháp này.

- Đối với hàng giả bị xử phạt tịch thu tiêu hủy hoặc xử lý tịch thu tiêu hủy nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng chi trả chi phí tiêu hủy hoặc hàng giả không có người nhận thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí tiêu hủy hàng giả theo quy định.
Các tin đã đưa ngày: