Liên kết website

Kết quả qua 03 năm triển khai Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An

28/02/2017

Hòa giải là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động hòa giải mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên cơ sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật. Mục đích của hòa giải ở cơ sở là nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, hàn gắn vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình, mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

 Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, ngày 20/6/2013 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hòa giải ở cơ sở, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.Để tổ chức triển khai Luật, ngày 27/02/2014 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 650/QĐ-UBND triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã và thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bằng nhiều hình thức phù hợp.Qua 03 năm triển khai đã đạt được những kết quả như sau:
Cấp tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Luật hòa giải ở cơ sở được 01 cuộc với 130 đại biểu tham dự cho các đối tượng là đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện;Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật mới cho đội ngũ làm công tác quản lý hòa giải ở cơ sở như: Cán bộ Phòng Tư pháp; UBMTTQ cấp huyện, cấp xã; công chức Tư pháp - Hộ tịch;… được 11 lớp với 904 đại biểu tham dự.
Cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được quan tâm thực hiện thông qua các hình thức như: Tổ chức hội nghị tập huấn, hội nghị triển khai, hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thi Hòa giải viên giỏi, thông qua hoạt động sinh hoạt “Ngày Pháp luật” định kỳ, lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị, học tập chính trị; sinh hoạt các Chi, Tổ hội, ... Kết quả: Từ năm 2014 đến 2016 tổ chức tuyên truyền được 26.505 cuộc với 1.160.712 lượt người dự (Trong đó: Năm 2014 tuyên truyền 6.471 cuộc với 259.182 lượt người dự; năm 2015 tuyên truyền 8.649 cuộc, với 389.205; năm 2016 tuyên truyền 11.385 cuộc, với 512.325 lượt người tham dự).tổ chức tập huấn cho Tổ trưởng, Tổ phó và hòa giải viên về kỹ năng nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn được 40 lớp với 3.375 hòa giải viên tham dự.Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến luật hòa giải ở cơ sở thông qua Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp, các huyện, thị xã, thành phố qua việc đăng tin, bài liên quan đến hoạt động tuyên truyền Luật hòa giải ở cơ sở được 281 tin, bài.
Hội thi “Hòa giải viên giỏi” là một sân chơi bổ ích, thu hút sự tham gia đông đảo của các hòa giải viên, đây là dịp để các hòa giải viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, qua đó, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, nâng cao năng lực nghiệp vụ, tác phong làm việc khoa học. Năm 2016 UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thi "Hòa giải viên giỏi" tỉnh Long An lần thứ IV, tham dự Hội thi có 15 đội thi đến từ 15 huyện, thị xã và thành phố, với 45 thí sinh là những đại diện tiêu biểu cho 6.719 hòa giải viên trên địa bàn toàn tỉnh. Ban Tổ chức Hội thi đã chọn đơn vị xuất sắc tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi lần thứ III khu vực do Bộ Tư pháp tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Công tác biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở được tỉnh chú trọng. Đã cấp phát 1.000 cuốn sách Luật hòa giải ở cơ sở,biên soạn và phát hành 2.500 sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở đến các Tổ hòa giải và Hòa giải viên trên địa bàn.Ngoài ra Sở Tư pháp còn cung cấp sách luật mới ban hành để phục vụ cho việc nghiên cứu kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên từ năm 2014 đến 2016 là 175.500 cuốn (năm 2014 là 31.000 cuốn; năm 2015 là 87.000 cuốn; năm 2016 là 57.500 cuốn).
Tổ chức và hoạt động ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Toàn tỉnh có 1.031 khu phố, ấp với 1.045 Tổ hòa giải với 6.719 hòa giải viên (trong đó có 1.538 hòa giải viên là nữ). Ba năm qua, các tổ hoà giải đã tiến hành thụ lý 8.129 vụ việc. Trong đó, tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự có 5.420vụ việc; hôn nhân gia đình có 1.174vụ việc; lĩnh vực khác có 1.535vụ việc. Kết quả, đã hòa giải thành 6.988vụ việc; hòa giải không thành 1.112vụ việc. Số vụ việc chưa giải quyết 29 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành trên 85 %.
Nhìn chung, việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào chiều sâu, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở, hầu hết các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hoà giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hoà giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Mạng lưới tổ hoà giải được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham giađã hỗ trợ đắc lực cho địa phương trong việc trực tiếp giải quyết những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư kiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan Nhà nước và công dân đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư.
Sở Tư pháp Long An
 
Các tin đã đưa ngày: