Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, về cơ cấu tổ chức, so với Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, Nghị định số 56/2022/NĐ-CP đã giảm từ 27 đầu mối xuống còn 23 đầu mối trực thuộc bộ, cụ thể như sau:
1. Đối với các tổ chức tham mưu, giúp việc Bộ trưởng
- Tiếp tục duy trì 06 tổ chức gồm: Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.
- Hợp nhất Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa
học – Công nghệ và Môi trường.
- Tổ chức lại 03 Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, Vận tải, An toàn giao
thông thành 02 Vụ, theo đó giải thể Vụ An toàn giao thông, đồng thời:
+ Chuyển nhiệm vụ an toàn giao thông liên quan đến công tác quản lý kết
cấu hạ tầng (đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn
tai nạn giao thông, phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn; thực hiện công tác
thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông, …) về Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Chuyển nhiệm vụ liên quan đến vận tải (đào tạo, huấn luyện, sát hạch,
cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều
khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng
trong giao thông vận tải, …) về Vụ Vận tải.
- Sáp nhập Vụ Đối tác công - tư vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
- Vụ Quản lý doanh nghiệp không còn trong cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải nhưng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành việc tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bỏ quy định số lượng phòng trong các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
2. Đối với các Cục, Tổng cục trực thuộc Bộ
- Tiếp tục duy trì 06 Cục gồm: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Trong đó, đổi tên Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thành Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
- Cục Y tế Giao thông vận tải không còn trong cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải nhưng tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành việc bàn giao nguyên trạng các cơ sở y tế thuộc Cục Y tế Giao thông vận tải về địa phương quản lý và Trung tâm Y tế - Môi trường lao động Giao thông vận tải được thành lập theo quy định tại Quyết định số
1922/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt
Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam. Việc tổ chức lạiTổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ giảm 05 Cục trực thuộc Tổng cục; đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hiện nay, về cơ bản sẽ chuyển nguyên trạng về trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam. Như vậy, nếu tính tổng thể thì số lượng đầu mối không tăng lên mà là giảm đi. Việc sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải đã làm giảm đầu mối, giảm cấp trung gian và đáp ứng yêu cầu của Trung ương tại Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017: “
Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị”.
- Về việc sử dụng con dấu: Để tạo vị thế cho các Cục trong hoạt động đối ngoại với các tổ chức quốc tế cũng như thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: tiếp tục duy trì 05 đơn vị sự
nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ (bảo đảm đáp ứng
tiêu chí thành lập theo quy định), gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Viện
Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải, Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải.
4. Đối với các Cảng vụ thuộc các Cục
Kế thừa quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP và trên cơ sở quy định tại Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định
“Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Cảng vụ trong cơ cấu tổ chức của Cục. Các Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa là tổ chức hành chính tương đương Chi cục thuộc Cục thuộc bộ.” cho phù hợp với luật chuyên ngành, làm cơ sở cho việc triển khai tổ chức và hoạt động của Cảng vụ khi thực hiện Nghị định này.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số 56/2022/NĐ-CP gồm 23 đơn vị như sau:
1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Vụ Vận tải.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Cục Đường bộ Việt Nam.
12. Cục Đường cao tốc Việt Nam.
13. Cục Hàng hải Việt Nam.
14. Cục Hàng không Việt Nam.
15. Cục Đường sắt Việt Nam.
16. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
17. Cục Đăng kiểm Việt Nam.
18. Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
19. Trung tâm Công nghệ thông tin.
20. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.
21. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải.
22. Báo Giao thông.
23. Tạp chí Giao thông vận tải.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022 và thay thế Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải./.