Liên kết website

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương làm việc tại tỉnh Cao Bằng

14/11/2023

Thực hiện Kế hoạch số 1961/KH-HĐPH ngày 17/5/2023, Quyết định số 1679/QĐ- Thực hiện Kế hoạch số 1961/KH-HĐPH ngày 17/5/2023, Quyết định số 2573/QĐ-HĐPH ngày 31/10/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương về việc kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra tại tỉnh Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn, chiều 13/11/2023, Đoàn kiểm tra của Hội đồng trung ương do đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Cao Bằng.

Các thành viên Đoàn kiểm tra gồm có đại diện Lãnh đạo đơn vị chức năng có liên quan của các Bộ, ngành, cơ quan: Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc; Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; Báo Pháp luật Việt Nam, Bộ Tư pháp. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Cao Bằng đã chủ trì làm việc với Đoàn kiểm tra cùng với các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,88%, điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Khắc phục những khó khăn này, công tác PBGDPL được tỉnh chú trọng quan tâm, bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết chặt chẽ hơn với công tác xây dựng, thực thi pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú ở các cấp, các ngành. Trong đó, Đoàn kiểm tra ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo PBGDPL đối với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, chú trọng đến đối tượng đặc thù như: đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; phạm nhân, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc; người lao động trong doanh nghiệp… Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyền thống, tỉnh đã quan tâm triển khai các hình thức PBGDPL mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này như: Thông tin pháp luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử, tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật; sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo về PBGDPL, qua đó giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận pháp luật thuận tiện. Tỉnh đã duy trì việc xuất bản Bản tin tư pháp để cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật cần thiết cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; quan tâm tăng cường công tác PBGDPL trong nhà trường. Địa phương đã tổ chức phát động 340 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 102.682 lượt người tham gia dự thi. Năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023 đã xây dựng, phát hành 238.164 bản tin tài liệu PBGDPL, 4.400 cuốn bản tin tư pháp, 16.500 tờ gấp, 1.960 tờ áp phích cấp phát đến các đơn vị, địa phương làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật.

Hội đồng tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị trực tuyến triển khai các văn bản pháp luật cấp tỉnh với hơn 5.000 lượt đại biểu tham dự tại các điểm cầu. Các Sở, ban ngành tỉnh đã tổ chức hàng nghìn cuộc PBGDPL trực tiếp với sự tham dự của đông đảo người dân, nhất là ở cơ sở. Toàn ngành giáo dục tổ chức được 5.151 buổi tuyên truyền với 442.199 lượt người tham gia.
6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai được 971 cuộc phổ biến giáo dục trực tiếp; Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức 2 hội nghị trực tuyến triển khai văn bản pháp luật mới tại 172 điểm cầu với khoảng 4.250 đại biểu tham dự.
Hội đồng tỉnh còn tham mưu, tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Cao Bằng năm 2022 với hình thức sân khấu hóa và chọn cử đội thi tham gia vòng thi khu vực Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV; Tham gia hưởng ứng, tổ chức phát động 340 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 102.682 lượt người tham gia dự thi; Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật cư trú năm 2020”.

Năm 2022, Hội đồng tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Cao Bằng; tổ chức 09 hội nghị tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với gần 900 đại biểu tham dự. Năm 2022, toàn tỉnh có 148/161 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm 91,9%.
 Hiện nay, tỉnh  có  122 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 255 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 2.286 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Có 1.462 tổ hòa giải được củng cố ở thôn, bản với 7.703 hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được quan tâm. Đội ngũ này thường xuyên được rà soát, củng cố, kiện toàn khi có thay đổi theo quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp.

Về kinh phí, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 02 Nghị quyết quy định mức chi bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở (năm 2017). Năm 2022, kinh phí cấp cho Sở Tư pháp để triển khai hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh là 1.362.510.000 đồng (trong đó chi cho công tác PBGDPL: 1.188.690.000 đồng; hòa  giải ở cơ sở: 142.270.000 đồng; chuẩn tiếp cận pháp luật: 31.550.000 đồng). Năm 2023, kinh phí cấp cho Sở Tư pháp để triển khai hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh là 1.026.400.000 đồng (trong đó công tác PBGDPL: 427.900.000 đồng; hòa giải ở cơ sở: 378.200.000 đồng; chuẩn tiếp cận pháp luật: 220.300.000 đồng).
Về mô hình PBGDPL hiệu quả, Cao Bằng đã áp dụng một số mô hình, cách làm hiệu quả như: Mô hình “Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án” của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; mô hình “Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luât” do Ủy ban nhân dân, Hội đồng PBGDPL huyện Nguyên Bình triển khai thực hiện; mô hình phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật của một số xã, phường, thị trấn; mô hình hoạt động cộng đồng của Đoàn thanh niên.
 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng tỉnh đã thằng thắn nêu lên những hạn chế, khó khăn của công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, việc triển khai các hoạt động PBGDPL và các Đề án về PBGDPL chưa đồng đều, toàn diện và thực sự đến được với các đối tượng đặc thù của tỉnh như người dân tộc thiểu số, người dân sinh sống ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới… Việc tham gia các hoạt động PBGDPL của các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên. Một số thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL chưa chủ động trong công tác phối hợp và tổ chức triển khai các hoạt động PBGDPL tại đơn vị và lĩnh vực đơn vị mình phụ trách. Năng lực, trình độ của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở; hoạt động truyền thông dự thảo chính sách mặc dù đã được tỉnh quan tâm ban hành Kế hoạch nhưng việc tổ chức thực hiện còn chưa có kết quả cụ thể. Kinh phí bố trí để triển khai thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mặc dù đã được quan tâm nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm.; việc huy động nguồn lực trong xã hội chưa có hiệu quả. Một số hoạt động PBGDPL có nội dung chưa phù hợp với nhu cầu thông tin pháp luật của người dân.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn kiểm tra đã trao đổi, chia sẻ, yêu cầu Hội đồng tỉnh bổ sung, làm rõ một số vấn đề như vai trò của tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác PBGDPL; cách thức tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông dự thảo chính sách từ sớm từ xa theo Quyết định số 471 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chính sách mới của địa phương; việc bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL theo mức chi mới quy định trong Thông tư số 56/2023/TT-BTC; bổ sung các số liệu minh họa để làm rõ nét mức độ ảnh hưởng của công tác PBGDPL tới tình hình vi phạm pháp luật và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tinh; bổ sung thông tin về vai trò, sự phối hợp của các sở, ban, ngành trong tham gia tổ chức các hoạt động PBGDPL, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến đời sống người dân như nông nghiệp, lâm nghiệp…; kết quả triển khai hoạt động PBGDPL theo các hình thức quy định tại Điều 11 Luật PBGDPL; kết quả duy trì tủ sách pháp luật tại các xã đặc biệt khó khăn…
Về phía địa phương, Đoàn kiểm tra đã lắng nghe thông tin bổ sung về kết quả công tác của một số thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Cao Bằng như Viện kiểm sát tỉnh, Đoàn thanh niên tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh…
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra ghi nhận sự tiếp đoán chu đáo của địa phương, tuy nhiên đề nghị Hội đồng tỉnh rà soát, bổ sung thêm các thông tin trong báo cáo để Đoàn kiểm tra có đánh giá toàn diện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng tiếp tục tham mưu cho Hội đồng tỉnh thực hiện các giải pháp, chủ trương mới về công tác PBGDPL theo định hướng từ trung ương.  Nội dung PBGDPL phải gắn với với từng đối tượng, gắn với các nhu cầu thiết thân, giải quyết các vấn đề cuộc sống của từng người dân. Trong tương lai, các cơ quan nhà nước cần chú trọng xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin pháp luật để đáp ứng, phục vụ các vấn đề pháp lý của người dân. Việc PBGDPL cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số cần được thực hiện bằng các hình thức đa dạng chú trọng thực hiện bằng tiếng dân tộc.
Để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị quan tâm, thực hiện tốt một số nội dung sau: (i) Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh cần xây dựng kế hoạch công tác PBGDPL trọng tâm hằng năm, trong đó phân công cụ thể cho từng thành viên Hội đồng tham gia thực hiện; (ii) phát huy vai trò của lực lượng biên phòng trong thực hiện PBGDPL tại các xã biên giới; (iii) việc triển khai PBGDPL cần gắn chặt với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) Chú trọng xây dựng các tài liệu PBGDPL bằng tiếng dân tộc; (v) Quan tâm thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL do Thủ tướng Chính phủ ban hành; (vi) chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, quan tâm đội ngũ biết tiếng dân tộc thiểu số; (vi) Chú trọng hoạt động phối hợp để sử dụng nguồn lực cho công tác PBGDPL một cách đồng bộ, phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
T.K
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Các tin đã đưa ngày: