Liên kết website

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

06/12/2024

Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ông Trần Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu nhấn mạnh: “Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”. Đây là giải pháp quan trọng, cấp bách để hoạt động truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện từ sớm, từ xa, ngay từ khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế. Đồng thời, tạo đồng thuận xã hội cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước”.

“Qua thời gian, thực hiện Quyết định 407 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, các Sở, ngành, địa phương đã triển khai đạt được một số kết quả nhất định.

Một số cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL đã xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách để đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử các Sở, ngành, địa phương. Đồng thời, cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách như tọa đàm, đối thoại, phản biện và nhiều bài viết tuyên truyền về dự thảo VBQPPL”, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu cho biết.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn.
 

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu, công tác truyền thông dự thảo chính sách không phải là nhiệm vụ của riêng ngành Tư pháp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. “Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, trong triển khai Đề án Quyết định số 407 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng kế hoạch truyền thông hàng năm; Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện truyền thông dự thảo chính sách.

Qua đó, góp phần tăng cường chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Tạo đồng thuận xã hội đối với VBQPPL sau khi được ban hành và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới”, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu đề nghị.

Tại Hội nghị, Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), trình bày 4 nội dung: Những vấn đề chung về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Một số kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách; Tình hình 2 năm thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; Bối cảnh, yêu cầu mới đối với công tác PBQPPL, truyền thông dự thảo chính sách.

Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), truyền đạt các nội dung kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), truyền đạt các nội dung kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

“Thời gian qua, thực hiện Đề án 407 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tập huấn điểm cho các đối tượng theo quy định tại Đề án nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách tại một số địa phương và nâng cao năng lực cho công chức quản lý, tham mưu công tác này về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách”, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết.

Theo ông Phan Hồng Nguyên, trong bối cảnh, công tác truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng cần phải đổi mới cả về tư duy và cách thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cần được tăng cường hơn trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu truyền thông “từ sớm, từ xa” theo Đề án 407.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận với Báo cáo viên về các các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác truyền thông dự thảo chính sách tại địa phương.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận với Báo cáo viên về các các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác truyền thông dự thảo chính sách tại địa phương.

Tại Hội nghị, các đại biểu trao đổi, thảo luận với Báo cáo viên về các các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác truyền thông dự thảo chính sách tại địa phương đồng thời, các đại biểu đã được Báo cáo viên giải thích, hướng dẫn cụ thể.

Qua Hội nghị tập huấn, nhằm trang bị những kỹ về năng xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông, một số kỹ năng cụ thể về công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Nguồn:Trọng Nghĩa
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam
Các tin đã đưa ngày: