Tham dự lớp bồi dưỡng tại có hơn 100 hòa giải viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hòa giải của thị trấn Lịch Hội Thượng, thị trấn Trần Đề, xã Thạch Thới Thuận, xã Thạch Thới An, xã Tài Văn, xã Viên An, xã Viên Bình, ….
Với tính chất là một cơ chế giải quyết tranh chấp tự nguyện và tự quản của người dân, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đáp ứng yêu cầu đề cao yếu tố được coi trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của các quan hệ cộng đồng là sự “hài hòa”, “đoàn kết” và “ổn định”của các quan hệ đó, chứ không phải là “giá trị vật chất”, hay sự “thắng thua”, “đúng, sai” về mặt lý lẽ.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, nên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này, luôn coi việc khuyến khích, tăng cường công tác hòa giải là một chủ trương nhất quán trong quản lý xã hội.
Trong thời gian 02 ngày diễn ra lớp bồi dưỡng, các hòa giải viên đã được nghe báo cáo viên báo cáo các Chuyên đề Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật đất đai; kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai.
Thông qua lớp bồi dưỡng, các hòa giải viên đã được nâng cao nhận thức pháp luật về hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, pháp luật về đất đai. Với thời lượng 01 buổi thảo luận tại lớp, các hòa giải viên đã có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải ở cơ sở; trao đổi, thảo luận và được giải đáp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.