Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” sẽ được tổ chức vào ngày 09/10/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế
07/10/2024
Tại buổi họp báo về công tác tư pháp Quý III/2024 sáng nay- ngày 07/10, đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật đã cung cấp thông tin về Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề "Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp". Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024 sẽ được tổ chức vào sáng ngày 09/10 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ
04/10/2024
Thực hiện quy định tại Luật Lưu trữ năm 2024, Chính phủ được giao quy định chi tiết việc xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; kho lưu trữ chuyên dụng; lưu trữ dự phòng; tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện tại lưu trữ lịch sử; điều kiện đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trữ và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ. Để cụ thể hóa những quy định tại Luật Lưu trữ và bảo đảm tính khả thi của việc triển khai thi hành Luật này, Chính phủ xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ. Bộ Nội vụ đang triển khai xây dựng, lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ từ ngày 16/09/2024 đến ngày 16/11/2024 trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ tại địa chỉ: https://moha.gov.vn/van-ban/van-ban-du-thao/du-thao-to-trinh-va-du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-cua-luat-luu-tru-819.html).
Chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024
04/10/2024
Sáng ngày 04/10/2024, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với các đơn vị gồm: Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Dân sự Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản, Văn phòng Bộ về các nội dung trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 tổ chức vào ngày 09/10/2024.
Tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030
03/10/2024
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xu thế tất yếu, khách quan đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị trong việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia thông qua việc một số chính sách, văn bản như: Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng liên quan đến chuyển đổi số như Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện các chủ trương trên, ngày 02/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”. Tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đề án được ban hành có một số nội dung chủ yếu sau đây:
Bảo đảm và bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân đối với người chấp hành án trong dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
02/10/2024
Qua 04 năm triển khai thực hiện, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (được Quốc hội khoá XIV thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng đối với hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung, đối với lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người chấp hành án, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công tác thi hành án hình sự từng bước đi vào nền nếp, nghiêm minh, chặt chẽ, các quyền và chế độ của phạm nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bên cạnh đó, Luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện, tình hình mới.