Liên kết website

Chi bộ Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức sinh hoạt chuyên đề tháng 5/2022 06/05/2022

Hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kế hoạch số 23-KH/ĐU ngày 23/9/2021 của Đảng ủy Bộ Tư pháp thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chương trình công tác năm 2022 của Đảng ủy Bộ Tư pháp, chiều ngày 05/5/2022, Chi bộ Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân”.

Phiên tòa giả định - nơi những ‘luật gia tương lai” khẳng định mình 06/05/2022

Phiên tòa Hình sự 2022 do CLB Kỹ Năng Luật Gia tổ chức là sân chơi học thuật bổ ích, là cơ hội để sinh viên chuyên ngành luật học hỏi từ vụ việc thực tiễn, hoàn thiện các kỹ năng cần có cho sự nghiệp thực thi pháp luật sau này.Phiên tòa giả, trải nghiệm thật Đến với Phiên tòa Hình sự, các bạn sinh viên đã được trải nghiệm một phiên tòa giả định với vụ án được xây dựng theo những tư liệu thực tiễn, được hóa thân vào luật sư tranh tụng, kiểm sát viên, hội đồng xét xử,… trực tiếp điều hành phiên tòa, tham gia tranh tụng, giải quyết vụ án. Phiên tòa giả định - nơi những ‘luật gia tương lai” khẳng định mình ảnh 1 Phiên tòa Hình sự tại phòng xử án trường Đại học Luật Hà Nội Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm nhiều ngành luật chuyên ngành khác nhau, mỗi ngành luật độc lập lại có những đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng để thực hiện vai trò quản lý, ổn định xã hội theo chức năng nhiệm vụ của mình. Trong đó, Luật Hình sự được coi là một trong các ngành luật cơ bản, trọng yếu, có tính chất xương sống trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Với đối tượng điều chỉnh riêng biệt của luật hình sự và phương pháp điều chỉnh đặc thù là mệnh lệnh – phục tùng, áp đặt đơn phương cho người thực hiện hành vi phạm tội, thì Luật Hình sự đã phần nào ổn định được chế độ chính trị, nền kinh tế và xã hội của nước ta từ trong thời kỳ phong kiến đến ngày nay. Với chương trình Phiên tòa Hình sự, sinh viên học luật có cơ hội hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của từng vị trí cũng như vai trò của tòa hình sự trong thực tế như Hội đồng xét xử, Thư Ký, Viện Kiểm sát, Luật sư bào chữa. Để thích ứng với bối cảnh đại dịch Covid-19, CLB Kỹ Năng Luật Gia đã kết hợp tổ chức chương trình dưới cả 2 hình thức online và offline với các chặng: vòng đơn, vòng phỏng vấn, training và vòng chung kết. Dù phải diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, Phiên tòa Hình sựnăm 2022 vẫn tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với cộng đồng sinh viên Luật nói chung. Lần đầu tiên, cuộc thi có sự tham gia diễn xuất của các thí sinh diễn viên, hồ sơ vụ án có nhiều tình tiết phức tạp gia tăng tính gay cấn, thú vị cho cuộc thi và đêm chung kết cuộc thi được những vị Ban giám khảo quyền lực “cầm cân nảy mực”. Quan tâm nồng nhiệt từ sinh viên ngành Luật Với 16 ngày mở đơn (15/03 – 30/3), “Phiên tòa Hình sự 2022” đã nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của các bạn sinh viên chuyên ngành luật, sinh viên trường Đại học Kiểm sát, Học viện Tòa an. Những lá đơn đăng ký với từng màu sắc riêng biệt được gửi tới BTC đã trở thành những mảnh ghép độc đáo cho cuộc thi. Vòng đơn chính thức đóng lại, đến 03/4, vòng Phỏng vấn đã được tổ chức qua nền tảng Zoom và tìm ra những gương mặt sáng giá là chủ nhân của chiếc vé đi vào vòng Training, bước tới Chung kết. Phiên tòa giả định - nơi những ‘luật gia tương lai” khẳng định mình ảnh 2 Các đơn vị đồng hành cùng cuộc thi và Ban tổ chức Chung kết cuộc thi Phiên tòa Hình sự năm 2022 được tổ chức tại phòng diễn án mới được đưa vào sử dụng chính thức tại trường Đại học Luật Hà Nội giúp thí sinh có cơ hội được trải nghiệm gần hơn với thực tế. Vòng Chung kết của Phiên tòa Hình sự2022 đã được tổ chức vào 14h ngày 24/04/2022. Vụ án “RƯỢU ĐỘC” đã được đưa ra xét xử. Tình tiết căng thẳng của vụ án cùng những lập luận sắc bén, đanh thép của luật sư tranh tụng, kiểm sát viên và Hội đồng xét xử đã khiến không khí của buổi chung kết trở nên vô cùng sôi nổi, gay cấn. Những kẻ phạm tội trong vụ án đã phải chịu hình phạt thích đáng, vụ án được giải quyết thuyết phục bởi sự tự tin, kiến thức chuyên môn vững vàng và những chứng cứ, lập luận xác đáng đến từ cả 3 bên. Để tạo nên thành công của cuộc thi không thể không kể đến sự quan tâm, giúp đỡ của Đoàn trường Đại học Luật Hà Nội, các nhà tài trợ, các đơn vị đồng hành cùng CLB Kỹ Năng Luật Gia trong suốt quá trình tổ chức cuộc thi. Tổ chức phiên tòa là một trong các chương trình thường niên của sinh viên luật, đưa hoạt động tranh tụng trong thực tế đến gần hơn với sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội nói riêng và sinh viên theo học ngành luật nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trường Đại học Luật Hà Nội đã nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng học tập qua việc khánh thành phòng xử án theo chuẩn mô hình phòng xử án trên thực tế nhằm phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên. Cuộc thi Phiên tòa Hình sự 2022 do CLB Kỹ Năng Luật Gia thực hiện không chỉ khẳng định kiến thức, kỹ năng vững vàng của các bạn sinh viên luật hiện nay mà còn cho thấy và lan tỏa tinh thần học tập bền bỉ của các bạn sinh viên giữa đại dịch.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành Kế hoạch kiểm tra năm 2022 06/05/2022

Ngày 05/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (sau đây gọi là Hội đồng) đã ký ban hành Kế hoạch số 1414/KH-HĐPH về kiểm tra của Hội đồng năm 2022. Theo Kế hoạch, trong năm 2022, Hội đồng sẽ tổ chức 04 Đoàn kiểm tra tại một số bộ, địa phương: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh trong Quý II-III/2022. Nội dung kiểm tra tập trung vào tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Cơ quan Thường trực Hội đồng; tình hình hoạt động của Hội đồng; việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về PBGDPL; kinh phí cho công tác PBGDPL; việc thực hiện chính sách huy động nguồn lực xã hội tham gia hoạt động này; những mô hình hay, cách làm hiệu quả, gương người tốt, việc tốt; đồng thời xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác PBGDPL và hoạt động của Hội đồng, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác.

Xây dựng Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân 26/04/2022

Sáng 25/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ về định hướng xây dựng Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân (Đề án). Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bộ Tư pháp lấy ý kiến đối với dự thảo Đề án “Đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” 25/04/2022

Thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80/KL-TW ngày 06/10/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; trên cơ sở Công văn số 2443/VPCP-PL ngày 19/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về điều chỉnh Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án “Đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (sau đây gọi là dự thảo Đề án).

Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc 21/04/2022

Chiều 20/4, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tổng kết và Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa 2 cơ quan giai đoạn 2022 – 2026. Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tham dự Hội nghị.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” 14/04/2022

Ngày 14/4/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”. Buổi lễ do bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Về phía Bộ Tư pháp có bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật cùng dự.

Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị 13/04/2022

Trong hai ngày 07 và 08/4/2022, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 cho cán bộ thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm các tỉnh phía Nam.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" 01/04/2022

Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027".