Theo Nghị định, doanh nghiệp Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện quy định sau đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ: Có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; Có các bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ về nhập khẩu; pháp luật hàng hải; an toàn lao động và bảo vệ môi trường; Có vốn pháp định tối thiểu 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ như: tàu chở hàng khô (hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị…), tàu công ten nơ, tàu chở quặng, giàn khoan nổi,… Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ đối với doanh nghiệp không có vốn nhà nước thì do doanh nghiệp tự quyết định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động, bao gồm các điều kiện: Phù hợp với quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt, có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực bảo đảm thực hiện việc phá dỡ tàu biển; dó hồ sơ theo quy định; được xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động phá dỡ tàu biển. Trước khi tiến hành phá dỡ tàu biển, doanh nghiệp phá dỡ tàu biển phải lập kế hoạch phá dỡ tàu biển và hồ sơ đề nghị phá dỡ tàu biển trình Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, phê duyệt. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về kế hoạch phá dỡ tàu biển. Nam, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam phải có quyết định phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển, và gửi trực tiếp cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.