Liên kết website

Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ

20/09/2016

Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Quyết định này áp dụng với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trong nước hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, chế biến lâm sản và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng. Mục tiêu đến năm 2020: Trồng 900.000 ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 180.000 ha. Trồng 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, mỗi năm trồng 15.000 ha. Khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha.
Để đạt được các mục tiêu trên, Thủ tướng đưa ra các chính sách về hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm; hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống; hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống… Cụ thể, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ 08 triệu đồng/ha nếu trồng các loại cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa; 05 triệu đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); riêng với các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 02 triệu đồng/ha.
Mức chi hỗ trợ cho công tác khuyến lâm; khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng và mức hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình lần lượt là 500.000 đồng/ha/4 năm (01 năm trồng và 03 năm chăm sóc); 300.000 đồng/ha và 70% chi phí (tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên).
Theo Quyết định, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trồng rừng phòng hộ; bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩm của rừng mang lại khi được phép khai thác từ rừng theo quy định của Nhà nước; được sử dụng tối đa 30% diện tích đất chưa có rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp…Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016.
 
 
Các tin đã đưa ngày: