Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau:
- Thứ nhất, ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: Tước quyền sử dụng có thời hạn các loại Giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh; hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm là hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với đối với một số trường hợp quy định.
- Thứ hai, về áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 115 chỉ rõ: Hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính, chỉ áp dụng với hành vi vi phạm có quy định áp dụng xử phạt cảnh cáo. Bỏ quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực vi phạm mà chỉ quy định hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm bị phạt gấp hai lần mức phạt tiền của cá nhân.
- Thứ ba, Nghị định này sửa đổi mức phạt đối với một số hành vi vi phạm; đồng thời, cũng bổ sung thêm một số hành vi vi phạm.
- Thứ tư, về thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền xử phạt đến 50 triệu đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp là 100 triệu đồng. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền phạt tiền đến 35 triệu đồng trong lĩnh vực hóa chất và đến 70 triệu đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Nghị định 115/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/9/2016.