Liên kết website

Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2017

10/08/2017

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2017 như sau:

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH 
Trong tháng 7 năm 2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 25 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 15 Nghị định của Chính phủ và 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
2. Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên;
3. Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
4. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
5. Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
6. Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
7. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
8. Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ;
9. Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ;
10. Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
11. Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
12. Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
13. Nghị định số 89/2017/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng;
14. Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
15. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 25/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Quyết định số 27/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
5. Quyết định số 30/2017/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
6. Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
7. Quyết định số 32/2017/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
8. Quyết định số 33/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến;
9. Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
10. Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2017.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng; (2) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Quyết định số 10/2016/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng; góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính và thu hút các hãng tàu, khách du lịch quốc tế tới cảng biển Việt Nam.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 40 điều, quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng, cụ thể: (1) Áp dụng thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng, trách nhiệm trong thực hiện thủ tục biên phòng; thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử và cách thức thủ công; kiểm tra, giám sát biên phòng; cấp thị thực và các loại giấy phép: (2) Hoạt động của người Việt Nam, người nước ngoài tại cửa khẩu cảng; hoạt động của phương tiện tại cửa khẩu cảng; từ chối, tạm hoãn, chưa cho nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu cảng; (3) Trách nhiệm trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng; (4) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định là Phụ lục về các mẫu: (1) Giấy phép đi bờ của thuyền viên; (2) Giấy phép xuống tàu; (3) Giấy phép; (4) Danh sách đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.
2. Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2017.
Nghị định này bãi bỏ Điều 24 Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên (Bộ Nội vụ) và trách nhiệm của tổ chức phối hợp liên ngành về công tác thanh niên (Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam), đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên liên quan đến các quy định về: (1) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; (2) Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; (3) Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; (4) Trách nhiệm thi hành.
3. Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 7 năm 2017.
Nghị định này thay thế Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đảm bảo phù hợp với Luật tổ chức Chính phủ và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo Nghị định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó có 21 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 05 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
4. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết Luật trẻ em.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 17 điều, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, cụ thể: (1) Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em; yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy; hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; (2) Trách nhiệm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; (3) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường có người học dưới 18 tuổi; (2) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
5. Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 7 năm 2017.
Nghị định này thay thế Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; đảm bảo phù hợp các luật mới được ban hành, như: Luật tổ chức Chính phủ, Luật xây dựng… và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Theo Nghị định, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng gồm có 25 đơn vị trực thuộc, trong đó có 17 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 08 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
6. Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2017.
Nghị định này bãi bỏ Điều 40 và khoản 3 Điều 47 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Điều 65 Luật tài nguyên nước năm 2012.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 20 điều, quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, cụ thể: (1) Trường hợp phải nộp tiền và căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (2) Mức thu tiền, công thức tính tiền, sản lượng tính tiền, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; hệ số điều chỉnh; thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; trình tự, thủ tục tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thời hạn ra thông báo và nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; phương thức thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (3) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm của các cơ quan trong công tác tính, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (4) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (5) Điều khoản chuyển tiếp; (6) Trách nhiệm thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định là 05 phụ lục, bao gồm: Phụ lục I về mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Phụ lục II về bảng các hệ số điều chỉnh; Phụ lục III về mẫu kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Phụ lục IV về mẫu thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Phụ lục V về mẫu quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc xác định, thu, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (2) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện tính, thu, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
7. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 10 năm 2017.
Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy tiếp tục có giá trị sử dụng đến khi hết thời hạn theo quy định.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 45 điều, quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cụ thể: (1) Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ; (2) Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; (3) Phòng ngừa sự cố, tai nạn và công tác chuẩn bị cứu nạn, cứu hộ; (4) Hoạt động cứu nạn, cứu hộ; (5) Nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ; (6) Bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; (7) Quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ; (8) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định là Phụ lục về các mẫu: (1) Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; (2) Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; (3) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; (4) Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở; (5) Phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
8. Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ liên quan đến các quy định về: (1) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định về: Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn; thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của tổ chức, cá nhân; khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn; quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của tổ chức, cá nhân; cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; quy định về tác động vào thời tiết; (2) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thanh tra chuyên ngành; (3) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn của lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa; (4) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn của thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, xây dựng; (5) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; (6) Điều khoản chuyển tiếp; (7) Trách nhiệm thi hành.
9. Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
Nghị định này thay thế Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành Luật thống kê năm 2015, đồng thời là cơ sở pháp lý để hoàn thiện tổ chức bộ máy và góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của hệ thống thống kê nhà nước.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 09 điều, quy định về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo Nghị định, hệ thống tổ chức thống kê tập trung gồm cơ quan thống kê Trung ương và cơ quan thống kê địa phương. Cơ quan thống kê địa phương gồm cơ quan thống kê cấp tỉnh và cơ quan thống kê cấp huyện.
          Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ là tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về thống kê, tổ chức hoạt động thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật. Tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ là Phòng Thống kê thuộc Vụ Kế hoạch tài chính hoặc tổ chức hành chính khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Bộ, cơ quan ngang Bộ; (2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
10. Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 7 năm 2017.
Nghị định này thay thế Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành, như: Luật tổ chức Chính phủ, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật hợp tác xã... và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm có 33 đơn vị trực thuộc, trong đó có 25 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 08 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
11. Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 7 năm 2017.
Nghị định này thay thế Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành, như: Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật kế toán... và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Theo Nghị định, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm có 29 đơn vị trực thuộc, trong đó có 25 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 04 tổ chức sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
12. Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến các quy định về: (1) Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; (2) Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức; (3) Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; (4) Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ; (5) Tổ chức thực hiện.
13. Nghị định số 89/2017/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
Nghị định này bãi bỏ Quyết định số 54/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Hải Phòng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Kết luận số 72-KL/TW ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW và triển khai thực hiện khoản 1 Điều 74 Luật ngân sách nhà nước năm 2015; tạo điều kiện, tăng tính “đột phá” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng; xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao và là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 09 điều, quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, cụ thể: (1) Mục tiêu, yêu cầu xây dựng cơ chế đặc thù; (2) Huy động vốn đầu tư phát triển; (3) Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; (4) Quản lý tài chính, ngân sách thành phố Hải Phòng; (5) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách thành phố Hải Phòng; (2) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tài chính, ngân sách thành phố Hải Phòng.
14. Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Nghị định này bãi bỏ các quy định sau đây: (1) Điểm a khoản 2 Điều 1; điểm a, điểm b, điểm đ và điểm g khoản 3 Điều 3; Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; (2) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21, khoản 22, khoản 23, khoản 24, khoản 25, khoản 26, khoản 27, khoản 28, khoản 29, khoản 30, khoản 31 và khoản 32 Điều 2 của Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai có hiệu quả Luật thú y năm 2015; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thú y, cũng như đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 54 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể: (1) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y; (2) Thẩm quyền xử phạt vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính; (3) Quy định chuyển tiếp; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
15. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Nghị định này thay thế: (1) Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; (2) Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; (3) Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và khắc phục những hạn chế, cất cập trong các quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 80 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, cụ thể: (1) Nguyên tắc khen thưởng; (2) Hình thức, tổ chức thi đua; nội dung và trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua; danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; (3) Hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; (4) Thẩm quyền quyết định, trao tặng; thủ tục, hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua và khen thưởng; (5) Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp; (6) Lập, sử dụng và quản lý quỹ thi đua, khen thưởng; (7) Mức tiền thưởng và chế độ ưu đãi; (8) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng; tước và phục hồi danh hiệu thi đua; (9) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định là Phụ lục về các mẫu văn bản áp dụng trong hồ sơ, thủ tục khen thưởng: (1) Mẫu số 1: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng); Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác; (2) Mẫu số 2: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác; (3) Mẫu số 3: Báo cáo thành tích đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể; (4) Mẫu số 4: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác; (5) Mẫu số 5: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác; (6) Mẫu số 6: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất; (7) Mẫu số 7: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề cho tập thể, cá nhân; (8) Mẫu số 8: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen cho tổ chức nước ngoài; (9) Mẫu số 9: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen cho cá nhân nước ngoài.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; (2) Gia đình, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
16. Quyết định số 25/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2017.
Quyết định này thay thế Quyết định số 58/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quyết định, Tổng cục Thủy lợi là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi và nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi gồm có 09 đơn vị trực thuộc, trong đó có 08 đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
17. Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quyết định, Tổng cục Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai gồm có 09 đơn vị trực thuộc, trong đó có 08 đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
18. Quyết định số 27/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2017.
Quyết định này thay thế Quyết định số 57/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quyết định, Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản gồm có 11 đơn vị trực thuộc, trong đó có 08 đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 03 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
19. Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2017.
Quyết định này thay thế Quyết định số 59/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Quyết định, Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp gồm có 15 đơn vị trực thuộc, trong đó có 09 đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
 20. Quyết định số 30/2017/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; khắc phục sự chồng chéo của các quy định hiện hành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể:
- Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 251/2000/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi thủ tục thanh toán vốn cho việc thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
2. Quyết định số 141/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng số 1515-VIE (SF).
3. Quyết định số 28/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 141/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2000 về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo hiệp định tín dụng số 1515-VIE (SF).
4. Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường quốc doanh.
5. Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
6. Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
7. Quyết định số 57/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
8. Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
9. Chỉ thị số 32/2004/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp phòng tránh lũ quét ở các tỉnh miền núi.
10. Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
11. Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 03 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).
- Bãi bỏ các Thông tư hướng dẫn một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được bãi bỏ tại Quyết định này:
1. Thông tư số 47/2001/TT-BNN-CS ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 141/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2000 và Quyết định số 28/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ “về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng số 1515-VIE(SF)”.
2. Thông tư số 56/2005/TT-BNN ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 47/2001/TT-BNN-CS ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
21. Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định cụ thể tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, huy động các nguồn lực xã hội, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công chất lượng cao.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chuyển thành công ty cổ phần trong giai đoạn 2017 - 2020.
Theo Quyết định, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau: (1) Tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi; (2) Thuộc danh mục chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 3 Quyết định này; (3) Có phương án tiếp tục cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt.
Thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực.
Quyết định này áp dụng đối với: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; (2) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
22. Quyết định số 32/2017/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, sửa đổi một số điều tại Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
- Sửa đổi khoản 2 Điều 2 như sau:
2. Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm thị trấn Núi Thành và các xã: Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và một phần xã Tam Nghĩa thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và phường An Phú thuộc thành phố Tam Kỳ; các xã Bình Hải, Bình Sa, một phần xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Minh, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; có ranh giới địa lý được xác định như sau:
a) Phía Đông giáp biển Đông;
b) Phía Tây giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khu vực thuộc huyện Núi Thành; giáp sông Bàn Thạch khu vực thuộc thành phố Tam Kỳ; giáp đất hiện trạng các xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều khu vực thuộc huyện Thăng Bình;
c) Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
d) Phía Bắc giáp đường nối quốc lộ 1A với đường ven biển 129.”
- Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:
“a) Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai được bố trí tại xã Tam Quang và một phần xã Tam Nghĩa, có quy mô 1.012 ha gắn với sân bay Chu Lai”.
23. Quyết định số 33/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri của các Bộ, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng và bảo đảm thời hạn trả lời kiến nghị cử tri, thể hiện tinh thần và trách nhiệm trước cử tri và nhân dân cả nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, ban hành kèm theo Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến.
Quy chế gồm 04 chương, 15 điều, quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phối hợp, thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến, cụ thể: (1) Phân loại kiến nghị của cử tri và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tiếp nhận, phân loại kiến nghị của cử tri; (2) Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; (3) Xây dựng Hệ thống quản lý việc giải quyết kiến nghị của cử tri và triển khai thực hiện Quy chế.
24. Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 9 năm 2017.
Quyết định này bãi bỏ Thông tư liên tịch số 66/2014/TTLT-BQP-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; góp phần đẩy mạnh tiến độ, hoàn thành mục tiêu của Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo (ban hành kèm theo Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ); góp phần nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ liên quan đến các quy định về: (1) Chế độ, chính sách đối với đối tượng thuộc biên chế của các đội tìm kiếm, quy tập ở trong và ngoài nước; (2) Chế độ, chính sách đối với thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách các cấp; (3) Chế độ, chính sách đối với người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; người cung cấp thông tin về liệt sĩ; hỗ trợ thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ; (4) Bảo đảm đối với các đội tìm kiếm, quy tập làm nhiệm vụ ở trong nước và ngoài nước; (5) Bảo đảm chi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách; Văn phòng, cơ quan Thường trực các cấp về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và các đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ thu thập, hoàn thiện hồ sơ về liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, đón tiếp thân nhân liệt sĩ.
Ban hành kèm theo Quyết định là 03 phụ lục: (1) Phụ lục I về Danh mục trang phục chuyên dùng bằng hiện vật đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng biên chế ở các đội tìm kiếm, quy tập; (2) Phụ lục II về Danh mục trang bị, phương tiện chuyên dụng, hậu cần, đời sống bảo đảm cho đội tìm kiếm, quy tập; (3) Phụ lục III về Danh mục trang bị, phương tiện bảo đảm cho Ban Chỉ đạo, Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách, Văn phòng, cơ quan Thường trực, cơ quan chuyên môn các cấp.
25. Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khai thác lợi thế tài nguyên biển, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển của tỉnh Thái Bình; thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, giảm áp lực sử dụng đất nông nghiệp đối với khu vực sâu trong nội địa; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực ven biển phía Bắc.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Theo Quyết định, Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp                 giáp ven biển. Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính...
Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với Khu kinh tế Thái Bình thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, pháp luật đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan.
Lộ trình và kế hoạch phát triển gồm 03 giai đoạn:
- Giai đoạn I (đến năm 2020): Tập trung kiện toàn bộ máy quản lý; xây dựng giải pháp, chính sách, kế hoạch, xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế Thái Bình; hoàn thiện quy hoạch xây dựng khu kinh tế và các khu chức năng; chuẩn bị quỹ đất và kế hoạch tái định cư;
- Giai đoạn II (2021 - 2025): Tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên; xây dựng hạ tầng các khu chức năng; xây dựng và nâng cấp hạ tầng các đô thị có ý nghĩa động lực; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực;
- Giai đoạn III (2025 - 2030): Hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Thái Bình tương đối đồng bộ và thu hút các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến; phát triển hài hòa các chức năng theo hướng hiện đại, bền vững; phát triển các đô thị biển hiện đại, văn minh gắn kết với các khu chức năng sản xuất kinh doanh.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2017, Bộ Tư pháp xin thông báo./.
Các tin đã đưa ngày: