Thông tư số 14/2014/TT-BCT quy định trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực.">
Liên kết website

Thông tư số 14/2014/TT-BCT ngày 26/5/2014 của Bộ Công Thương quy định trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

16/06/2014

Ngày 26 tháng 5 năm 2014 Bộ Công thương ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BCT quy định trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực.

 

Thông tư này quy định trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính được lấy từ trình báo, thông tin bằng văn bản của tổ chức, cá nhân; do cơ quan quản lý Kiểm tra viên điện lực hoặc những người có thẩm quyền quy định tại Điều 33, Điều 34 và Điều 36 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP chuyển đến; trong khi tiến hành kiểm tra hoạt động điện lực theo quy định; do các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến. Khi tiếp nhận thông tin  từ các nguồn trên, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm vào Sổ tiếp nhận vụ việc để quản lý, theo dõi. Vụ việc sẽ được thụ lý khi có đủ các điều kiện: thuộc thẩm quyền xử phạt; còn thời hiệu xử phạt, trừ trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt nhưng phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; đối với vụ việc tiếp nhận từ trình báo, thông tin bằng văn bản, ngoài các điều kiện trên phải đáp ứng thêm: trình báo, thông tin bằng văn bản phải có họ và tên, địa chỉ liên hệ và chữ ký của người trình báo, cung cấp thông tin, có chữ ký của người đại diện tổ chức, con dấu của tổ chức trình báo, cung cấp thông tin.

Về trình tự xác minh vi phạm hành chính, trường hợp xét thấy vụ việc vần tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có quyền ra Quyết định xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc. Việc xác minh vụ việc được thực hiện bằng một hoặc một số biện pháp sau: thu thập chứng cứ, tang vật, phương tiện, tài liệu liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính giải trình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; lấy ý kiến chuyên gia; trưng cầu giám định. Trong quá trình xác minh vụ việc, Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có quyền trưng cầu giám định chứng cứ, tang vật, phương tiện, tài liệu liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân bị xác minh hoặc tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích kiên quan đến vụ việc. Thời hạn xác minh vụ việc tối đa là 60 ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định xác minh.  Kể từ ngày kết thúc xác minh, cán bộ thụ lý, xác minh vụ việc có trách nhiệm trình Thủ tướng Cơ quan Điều tiết điện lực báo cáo xác minh vụ việc và các tài liệu có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc. Sau khi Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực thông qua báo cáo xác minh, báo cáo xác minh bổ sung (nếu có), cán bộ thụ lý, xác minh vụ việc có trách nhiệm trình dự thảo kết luận xác minh vụ việc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo được thông qua. Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm ký ban hành kết luận xác minh vụ việc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cán bộ thụ lý, xác minh vụ việc trình dự thảo kết luận xác minh. Kết luận xác minh vụ việc được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xác minh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

Về trình tự xử phạt vi phạm hành chính, khi có đủ căn cứ để kết luận có hành vi vi phạm hành chính, Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực hoặc Kiểm tra viên điện lực thuộc Cục Điều tiết điện lực đang thi hành công vụ có trách nhiệm buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính nếu hành vi đó vẫn đang diễn ra và lập biên bản vi phạm hành chính. Sau khi có đủ Biên bản vi phạm hành chính, Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có trách nhiệm ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm phải chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Quá thời hạn này mà tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2014.

Các tin đã đưa ngày: