Liên kết website

THẤT HỨA

29/12/2017

Nhân vật: C: Người cho vay D: Người vay X: Một người bạn thân của D và C E: Người thân của C

Đầu năm 2016, C có cho D vay 200.000.000đồng, có viết Giấy vay nợ, có người làm chứng ký vào, trong đó C không lấy lãi và yêu cầu hạn thanh toán là đầu năm 2017 (trong 1 năm kể từ ngày vay).
Tuy nhiên đến hạn, D vẫn không thanh toán cho C và D hứa sẽ trả vào tháng 6/2017. C đã đồng ý, nhưng đến tháng 6, C vẫn không thanh toán nợ cho D. D đã gọi điện cho C nhiều lần nhưng C không nhấc máy, đến nhà C để gặp thì C khất lần không trả.
Đến một hôm, nhà C có chuyện, phải cần tiền gấpC gọi D không nghe máy, đến nhà không gặp.C vô cùng bức xúc, dọa sẽ khởi kiện nếu D không trả tiền. D vẫn hứa hẹn sau vài tháng sẽ trả.
Không chấp nhận được nữa, C đã viết đơn khởi kiện đòi nợ D và đã được Tòa án thụ lý.
Cảnh 1: Cuộc hội thoại giữa D và một người bạn thân
Khi nhận được tin C khởi kiện, D tỏ ra sợ hãi và tìm cách gặp C để thư ơng lượng nhưng C đều tránh mặt.
Cho đến khi được Tòa án triệu tập để hòa giải, D đã thuyết phục, đưa ra các lý do chưa thanh toán nợ, hứa chắc chắn sẽ trả nợ cho C trước mặt Thẩm phán. Th ẩm phán nói, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, các bên có thể thực hiện thủ tục hoà giải tại Toà án.
Nghe D nói thì C cũng thông cảm cho hoàn cảnh của D và suy nghĩ về việc thực hiện thủ tục hoà giải giữa hai bên. Tuy nhiên C thì vẫn chần chừ vì sợ D hứa suông mà không thực hiện, lời nói gió bay, khó có thể tin tưởng hoàn toàn thêm một lần nữa. Hôm đó C có đi cùng 1 người tên E là người thân, có hiểu biết về pháp luật để có gì tư vấn thêm cho C. C xin ra ngoài để nói chuyện với E.
Cuộc nói chuyện giữa C và E:
C: Em xem có nên thỏa thuận với D không hay vẫn tiếp tục vụ án.
E: Theo quy định của Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự thì:
“Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”
Và Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”
Tức là kết quả hòa giải được Tòa án công nhận nên có thể yên tâm anh ạ.
C: Nhưng nếu nó không thực hiện theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận thì sao?
E: Quyết định này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự nên nếu anh C không thực hiện đúng thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định anh ạ.
C: Uh. Chả là hôm trước ông bạn thân của anh cũng kể cho anh về hoàn cảnh của nó, mong anh cho nó một cơ hội. Nhưng thực sự, D đã nhiều lần thất hứa rồi nên anh muốn phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định để ràng buộc nó em à.
E: Dạ vâng.
Sau đó, C đã đồng ý thỏa thuận với D về việc trả nợ và Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên.
 
Các tin đã đưa ngày: