Sau khi kiểm tra, xem xét, ông Tiến chọn được 10 con lợn vừa ý, ông quyết định mua 10 con lợn giống đó giá 20 triệu, nhưng do chưa chuẩn bị được chuồng trại nên ông khất với bà Hòa là nửa tháng nữa ông sẽ qua bắt 10 con mà ông đã chọn này. Bà hòa đồng ý với điều kiện: Ông Tiến sẽ đặt cọc 5 triệu cho bà Hòa, sau nửa tháng ông Tiến sẽ đem trả nốt 15 triệu còn lại rồi bắt 10 con lợn mang về. ông Tiến đồng ý và vui vẻ ra về.
Đúng nửa tháng sau ông Tiến đem đủ số tiền đến để bắt lợn, nhưng sau khi kiểm tra lại thấy một con bị thương ở chân, đi không vững, nên ông Tiến không đồng ý mua và yêu cầu bà Hòa trả lại tiền cọc.
Về phần bà Hòa cho rằng, do sơ suất trong lúc chăn giữ, nên lợn bị một vết thương ở chân, bà đã mời cán bộ thú y đến chữa trị, vài hôm sau sẽ khỏi. Nếu ông Tiến không đồng ý thì có thể để lại con lợn bệnh đó và bắt 9 con về, bà sẽ không tính tiền con lợn bệnh đó nhưng ông Tiến không đồng ý, ông nhất định phải lấy đủ chục con lợn lành. Nếu không đủ chục con thì ông không bắt và buộc bà Hòa phải trả lại tiền cọc cho mình. Cực chẳng đã, bà Hòai đề nghị ông Tiến trả đủ số tiền còn lại và bắt 10 con lơn về. Sau đó hai bên cãi vã, to tiếng, nặng lời với nhau, không ai chịu nhường ai, đến độ hàng xóm phải vào can ngăn nhưng không xong, thậm chí ngày một căng thẳng, buộc mọi người phải gọi tổ hòa giải vào để giải quyết.
Khi tổ hòa giải tới nhà bà Hòa thì thấy vẫn còn rất nhiều người ở đó. Ông trưởng ban hòa giải gọi ông Tiến và Bà Hòa ra bàn nói chuyện, cả hai cùng kể đầu đuôi sự việc. Nghe xong câu chuyện của hai người, Tổ hoà giải phân tích: việc con lợn bị thương ở chân là rủi ro nằm ngoài ý muốn của bà Hòa; vết thương nhẹ không chạm vào xương, sẽ lành hẳn trong vòng hai tuần (theo lời cán bộ thú y), việc ông Tiến đòi lại tiền cọc và không mua lợn, thì sẽ gây khó khăn cho bà Hòa, trong lúc bà Hòa đang cần bán hết chỗ lợn này để xuống giống số lợn khác, nếu để lợn lại thì sẽ không có chuồng để nuôi đàn mới. Mặt khác bà đã chủ động để lại con lợn bị thương lại và hoàn tiền cho ông Tiến là hợp tình, hợp lý, chuyện rủi ro xảy ra, các bên phải cùng nhau chia sẻ, gánh vác.
Theo quy định của pháp luật , nếu việc mua bán đã được đặt cọc, bên mua không đồng ý mua thì mất tiền đặt cọc, còn bên bán đổi ý không bán thì phải trả gấp đôi số tiền cọc lại cho bên mua, nhưng đây là sự việc xảy ra ngoài ý muốn của hai bên.
Để giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ… thể hiện đạo lý con người, tổ hoà giải đề xuất hướng giải quyết là: để con lợn bệnh ở lại nhà bà Hòa, bà Hòa sẽ có nghĩa vụ chăm sóc, chữa trị vết thương. Trong hai tuần, nếu lợn trở lại bình thường và không ảnh hưởng đến việc đi, đứng của nó sau này (phải có sự theo dõi, kết luận khách quan của cán bộ thú y) thì ông Tiến đem tiền đến trả đủ cho bà Hòa để bắt lợn về. Sau hai tuần lợn vẫn chưa lành vết thương, thì bà Hòa có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho ông Tiến. Hai bên nên thỏa thuận, thống nhất với nhau, không nên có lời qua tiếng lại mà làm mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tình làng, nghĩa xóm.
Ông Tiến và bà Hòa sau khi nghe hòa giải viên phân tích, đề xuất hướng giải quyết, cả hai người đã thống nhất theo đề xuất này, bắt tay xin lỗi về những lời nói, hành động không hay đã xảy ra và cùng ký tên vào biên bản hòa giải.
Sau hai tuần, được bà Mai chăm sóc tốt, con lợn bị thương đã lành vết thương. Ông Tiến đã trả đủ tiền cho bà Hòa và bắt lợn về nuôi, kết thúc việc tranh chấp trong sự ấm áp tình nghĩa xóm