Mấy hôm nay, ở thôn X dân cứ rì rầm bàn tán rằng huyện sẽ đánh một con đường to liên xã đi qua thôn X, và tất cả các hộ dân nằm ven con đường làng phải nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng.
Tại nhà Thịnh:
Thịnh: Liêm, mày có nghe thông tin gì về việc mở đường giao thông liên xã đi qua thôn mình không?
Liêm: có
Thịnh: Thực hư thế nào mày?
Liêm: chắc phải có thật thì họ mới đồn đại thế
Hai anh bạn đang nói chuyện thì loa truyền thanh thôn gia giả đọc bản tin chiều, trong đó có tin rất hay và quan trọng: “trong việc tiếp cận thông tin, công dân có quyền: được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; được khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin”.
Thịnh nghĩ ngay trong đầu “luật đã quy định quyền tiếp cận thông tin, công dân được tự do tiếp cận thông tin. Thế mà hôm qua Thịnh đến xã để hỏi xem tình hình quy hoạch Thôn X như thế nào thì mấy cán bộ địa chính lại không cho xem.
Chả là do nhà Thịnh nằm sát đường làng, con đường đang có tin đồn được mở rộng làm đường liên xã. Anh lo nếu chính quyền giải phóng mặt bằng lấy đất làm đường thì nhà anh phải chuyển đi đâu? nhưng hỏi xã thì bảo lên huyện.
Hôm sau, tại sân bóng đá của thôn.
Thịnh và Liêm thường hay đi đã bóng mỗi buổi chiều. Khi đá xong một hiệp, hai anh bạn ngồi vệ đường uống nước.
Liêm: Mày vẫn ức cái chuyện làm đường ấy à?
Thịnh: chẳng thế thì sao, nhà cửa đang yên lành, giờ mà phải đi chỗ khác, lại bắt đầu. Tao không thích. Nếu phải đi thì cũng phải bồi thường xứng đáng mới có thể đi được.
Liêm: Dào ôi! Đến đâu hay đến đó, ông biết trước thì cũng có giải quyết được gì đâu?
Thịnh: mày nói thế! Biết trước còn chuẩn bị tâm lý chứ
Liêm: Ừ, Thế mới lo. Sao mày không ra thẳng xã mà xem quy hoạch?
Thịnh: Ra rồi
Liêm: Thế thì có gì băn khoăn.
Thịnh: Nó bảo chưa quy hoạch.
Liêm: Nói thật với mày, quy hoạch mỗi năm một khác, mỗi đời bí thư, chủ tịch lại một khác. Biết thế nào được.
Thịnh: nghe nói mình có quyền yêu cầu bọn Ủy ban phải cung cấp thông tin.
Liêm: Quyền với cả hành, quy định thế cho vui thôi,. Tốt nhất là văn hoá phong bì cho nhanh ông ơi. Thịnh: Mày cứ hay tiếp tay cho tham nhũng, tự mình làm cho mình mất tiền.
Nghe nói, công dân có quyền tiếp cận thông tin mà có quyền đề nghị cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin.
Liêm: Luật là một chuyện nhưng vấn đề khâu thực hiện của các ông công chức nhà ta nữa.
Hôm sau, Thịnh lại lên xã một lần nữa, vào phòng địa chính,
Cán bộ địa chính xã: Anh muốn thông tin gì?
Thịnh: Anh cho em xem quy hoạch con đường qua Thôn X, nhất là chỗ qua nhà em.
Cán bộ địa chính xã: À, chỗ đấy chưa có quy hoạch.
Thịnh: Thế bản quy hoạch chung của xã tôi có thể xem được không?
Cán bộ địa chính xã: Kia, quy hoạch dán đầy ngoài kia, anh ra mà xem. Tất cả công khai hết đấy, có ai giấu diếm gì đâu.
Thịnh: Quy hoạch đấy cũ, cách đây 2 năm rồi, tôi muốn xem bản mới nhất.
Cán bộ địa chính xã: Chưa có gì thay đổi cả.
Thịnh: Muốn biết cụ thể có làm đường liên xã qua nhà tôi không?
Cán bộ địa chính xã: tôi đã trả lời anh là chưa có quy hoạch, nghĩa là chưa có chủ trương gì rồi mà. Thịnh: Theo tôi được biết thì đã có quy hoạch mới được điều chỉnh.
Hai bên đang bực tức thì ông chủ tịch Ủy ban bước vào
Ông Chủ tịch UBND xã: Có chuyện gì mà ầm ĩ lên thế?
Cán bộ địa chính xã: Báo cáo anh, anh này cứ đòi em cho xem quy hoạch làm đường ở thôn X.
Ông chủ tịch UBND xã quay sang Thịnh: Biết là các anh cần xem quy hoạch, nhưng chỗ đó chưa có quy hoạch chi tiết nhé!
Thịnh ra về vẫn không thỏa mãn với trả lời của ông Chủ tịch nhưng làm sao để có được thông tin bây giờ.
Như chợt nhớ ra, Thịnh à lên một tiếng rồi lấy xe máy đi về, anh đến hiệu sách, tìm mua Luật tiếp cận thông tin. Đây rồi, Luật mới được ban hành năm 2016, Thịnh lật từng trang để đọc.
Luật quy định: “Công dân được tiếp cận thông tin bằng cách thức: Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin”.
Câu trả lời ở xã không thỏa đáng, Thịnh quyết tâm lên huyện
Tại trụ sở UBND huyện:
Tiếp Thịnh là một bà có vẻ như sắp về hưu, thấy Thịnh bà dương mắt cố nhìn qua cặp kính lão.
Thịnh: cháu chào cô
Bà cán bộ huyện:vâng, tôi có thể giúp gì cho anh?
Thịnh: cô cho cháu hỏi muốn xem quy hoạch làm đường giao thông thì làm thế nào ạ?
Bà cán bộ huyện: anh ở đâu?
Thịnh: cháu ở thôn X, xã Y ạ.
Bà cán bộ huyện: xem quy hoạch làm đường ở xã Y hả? có quy hoạch mới rồi đấy, huyện đã gửi về xã rồi. Quy hoạch mới, chủ tịch phê duyệt một tuần rồi. Xem nào, đường liên xã chạy qua thôn X đây (bà vừa cúi đầu đọc bản quy hoạch vừa nói với Thịnh).
Thịnh: “à” lên một tiếng tỏ ra ngỡ ngàng, hóa ra quy hoạch mới của huyện đã có. Vậy mà ở Xã cứ bảo chưa, chắc có ẩn khuất gì đây.
Thịnh đã hiểu, việc Xã nhà giấu thông tin, chưa công khai với người dân, khi được dân hỏi lại nói sai sự thật là vi phạm pháp luật.
Điều 14 Luật tiếp cận thông tin quy định về khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
1. Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin cũng đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin do mình tạo ra. Trong đ ó c ó quy đ ịnh
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ Điều kiện theo quy định.
Với việc tìm hiểu quy định pháp luật, đồng thời nắm bắt được thông tin của Huyện, Thịnh sẽ có căn cứ để đề nghị UBND xã cung cấp thông tin v ề bản quy hoạch mới. Hơn lúc nào hết anh thấm thía việc mình tự chủ động tìm hiểu pháp luật để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như của gia đình.