Hội nghị đã được nghe các đồng chí Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh giới thiệu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Nghị định số
20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội, cụ thể như: Bộ luật hình sự năm 2015 gồm có 26 chương với 426 điều, được thiết kế thành 03 phần. Đây là Bộ luật được xác định là sửa đổi cơ bản và toàn diện, theo đó, trong tổng số 426 điều, có 72 điều mới được bổ sung, 362 điều được sửa đổi, 17 điều giữ nguyên và 07 điều bãi bỏ; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có kết cấu gồm 09 phần, 36 chương, 510 điều, so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tăng 01 phần và 164 điều; Nghị định số
20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ ban hành nhằm theo dõi, quản lý việc xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền xử phạt thuộc các cơ quan nhà nước; theo dõi, nắm bắt số lượng, tính chất mức độ và xu hướng phổ biến của các hành vi vi phạm hành chính phục vụ cho việc xác định tái phạm vi phạm hành chính, phục vụ cho công tác truy cứu trách nhiệm hình sự
Tuy nhiên Bộ luật hình sự 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đang được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị lùi thời hạn thi hành dự kiến đến ngày 01/01/2017 để tiến hành chỉnh sửa một số sai sót trong Bộ luật hình sự 2015.
Trên cơ sở các nội dung được triển khai các đồng chí Báo cáo viên pháp luật, pháp chế các Sở, ban, ngành, lãnh đạo phòng Tư pháp cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và kịp thời các văn bản pháp luật này đến cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân tại địa phương mình, để các văn bản pháp luật thực sự đến được với người dân và đi vào thực tế cuộc sống.