Theo Kế hoạch, đối tượng và nội dung tuyên truyền tập trung vào 5 vấn đề chính:
- Đối với các tầng lớp nhân dân: Phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp với cuộc sống của nhân dân như: Luật Phổ biến giáo dục pháp luật sau khi được ban hành, Pháp luật về dân sự, đất đai, an toàn giao thông, khiếu nại, tố cáo phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chế độ chính sách, quy chế dân chủ, chính sách chế độ mà người dân được hưởng.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Phổ biến, quán triệt, học tập Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Phòng chống tham nhũng; các văn bản pháp luật về hội nhập kinh tế, quốc tế; các quy định về cải cách thủ tục hành chính, chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.
- Đối với lực lượng vũ trang: Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, xử lý vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời, tiếp tục phổ biến các văn bản pháp luật như: Luật Công an nhân dân, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Cư trú, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành....Tiếp tục phổ biến Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp: Tuyên truyền phổ biến các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, pháp luật về thuế…
- Với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên: Phổ biến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Thanh niên và các quy định của pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự.
Kế hoạch nêu rõ cần đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, kết hợp hình thức truyền thống với hình thức mới có hiệu quả như tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn, in ấn phát hành tài liệu, tổ chức các cuộc thi, ký cam kết không vi phạm pháp luật, xây dựng các mô hình điểm về chấp hành pháp luật, tuyên truyền thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phổ biến thông qua hoạt động của đảng, chính quyền, đặc biệt tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình sinh hoạt Ngày pháp luật…
Việc tổ chức thực hiện được phân công trách nhiệm cho đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp,các đơn vị liên quan, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh và chức năng cụ thể của ngành, cấp mình chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Liễu Lập, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình