Năm 2011 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ, các địa phương, đơn vị đã chủ động, tích cực bám sát Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnẩntiển khai thực hiện. Đến nay, 100% huyện, thị xã đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, mỗi hội đồng có từ 17 – 27 thành viên. Toàn tỉnh có 43 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 1.138 tổ hòa giải với 5.547 hòa giải viên.
Nội dung pháp luật được phổ biến trong năm 2011 tập trung vào công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; các văn bản pháp luật liên quan đến các mặt đời sống xã hội, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ môi trường, chính sách dân tộc, tôn giáo… Các hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng như: tuyên truyền trực tiếp; thông qua công tác biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu; trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; thông qua hoạt động hòa giải cơ sở và các hình thức sinh hoạt khác. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả cao.
Năm 2012, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh xác định đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền tập trung các văn bản pháp luật do Quốc hội khóa XIII thông qua; các văn bản liên quan đến đời sống sinh hoạt của tổ chức, công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Xuân Phùng, đề nghị: Trong thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vì đây không phải là trách nhiệm của riêng cấp nào, ngành nào mà cần có sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị cho công tác này với phương châm hướng mạnh về cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.
Vũ Quý