Bộ Tư pháp tổ chức Lớp tập huấn phổ biến pháp luật và các kiến thức góp phần giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại Gia Lai
26/07/2022
Thời gian qua, tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở nước ta đã giảm thiểu đáng kể, tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, Kon Tum và Gia Lai là 02 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao. Năm 2020, tổng số cặp kết hôn ở Gia Lai là 8.694 cặp, trong đó số tảo hôn là 869 cặp (chiếm 9,99%); tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 có 1.048 trường hợp tảo hôn và 4 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp nhận thấy cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em và cha mẹ của trẻ em đối với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thông qua việc đẩy mạnh truyền thông, phổ biến pháp luật. Qua đó, góp phần giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thăm hỏi nguyên Lãnh đạo Vụ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh, liệt sĩ
25/07/2022
Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước nhằm tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng. Đây là chính sách gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, trong đó quy định một trong những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là thương binh, bệnh binh…
Từ 9/2022: Phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin liên quan khi gửi hàng xe khách
21/07/2022
Ngày 19/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi là Nghị định 47), theo đó kể từ ngày 01/9/2022, người gửi hàng trên xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin liên quan.
Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở là góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
19/07/2022
Xác định tầm quan trọng của việc bảo đảm bình đẳng giới trong công tác hòa giải ở cơ sở, trong khuôn khổ Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UNDP, EU (tổ chức tài trợ cho Dự án) xây dựng tài liệu “Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở” và tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh trên toàn quốc. Mục đích của hoạt động này nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức về giới, bình đẳng giới cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh để họ tập huấn, bồi dưỡng lại cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy công tác hòa giải ở cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn
19/07/2022
Với tinh thần xuống tận cơ sở làm việc để nắm bắt thực tiễn từ cơ sở, từ đó hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp thúc đẩy công tác hòa giải ở cơ sở, chiều ngày 13/7/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.