Theo Thông tư, Danh mục các giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bao gồm: các giống ngựa nội, giống ngựa ngoại (ngựa Carbadin), các tổ hợp lai giữa các giống ngựa nội và ngoại nói trên; các giống bò như: bò Vàng, bò H’Mông, bò sữa Jersey, bò thịt Red Sindhi, bò thịt BBB, bò lai; các giống trâu như: trâu nội, trâu Murrah, trâu lai; các loại lợn như: lợn Móng Cái, Mường Khương, Mán, Lang Hồng, lợn Yorkshine, Landrace, lợn lai; các loại dê như Dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Saanen, Barbari, dê lai; cừu Phan Rang; các loại gà như: gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tre, gà hướng thịt, gà hướng trứng; gà kiêm dụng, gà lai; các loại vịt như vịt hướng thịt,vịt hướng trứng, vịt kiêm dụng, vịt lai; các loại ngan như ngan Dé, Trâu, Sen, ngan Pháp, ngan lai; các loại ngỗng như: ngỗng Cỏ, Sư tử, ngỗng Hungari, ngỗng lai; các loại thỏ như: Thỏ Đen, thỏ Xám, thỏ Newzealand, Panon; các loại chim bồ câu, chim cút, đà điểu Châu Phi, Châu Úc, các giống ong nội, ong Ý; các giống tằm lưỡng hệ, tằm đa hệ, tằm Thầu dầu lá sắn,...
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/8/2015 vàthay thế Thông tư số 01/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/01/2010, Thông tư số 33/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2010, Thông tư số 58/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/8/2011; Thông tư số 49/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012, Thông tư số 18/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/3/2013và Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014.