Theo đó, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực chứng thực, Nghị định quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu chứng thực không được thực hiện ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực…
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Nghị định quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trong lĩnh vực hợp tác xã, Nghị định quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không chính xác, khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã…
Nghị định cũng có những điểm mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo đó: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp…
Nghị định số có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.