Nghị định số 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.">
Liên kết website

Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

03/04/2013

Ngày 09/01/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.

Nhân viên bảo vệ phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch tõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ.

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền; tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có nhiệm vụ: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp; thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng; làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ chất dễ cháy, chất độc hại...

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có quyền kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; tiến hành công tác xác minh những vụ việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ  quan, doanh nghiệp giao hoặc yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền. Riêng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị còn được quyền kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Nhân viên bảo vệ khi hết thời hạn thử việc được đánh giá đạt yêu cầu thì được xem xét tuyển dụng, được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định pháp luật. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2013 và thay thế Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Các tin đã đưa ngày: