Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
">
Liên kết website

Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 04/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình

15/10/2013

Ngày 04/9/2013, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện tiếp thị xã hội bao gồm: Ngân sách nhà nước; nguồn thu hồi từ hoạt động tiếp thị xã hội; nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn vốn hợp pháp khác.
 

Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn có liên quan. Điều kiện lựa chọn đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội gồm: có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; có kho hàng để lưu giữ, bảo quản sản phẩm tiếp thị xã hội; có đủ năng lực của hệ thống phân phối bán hàng hàng tiếp thị xã hội; đủ năng lực đáp ứng, tuân thủ các quy định về cơ chế bán hàng, thu tiền, quản lý giám sát theo quy định của pháp luật về thương mại và các quy định tại Thông tư này.

Tỷ lệ được để lại thực hiện các nhiệm vụ của Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội không vượt quá 70% giá bán lẻ sản phẩm tiếp thị xã hội. Tỷ lệ tiền bán hàng nộp ngân sách nhà nước đối với tất cả các loại sản phẩm tiếp thị xã hội không thấp hơn 30% trên giá bán lẻ sản phẩm tiếp thị xã hội.

Các Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội có trách nhiệm tổ chức phân phối sản phẩm tiếp thị xã hội đúng mục tiêu, đối tượng và bảo đảm tiến độ chương trình, dự án và theo hợp đồng; tổ chức quản lý kinh phí và hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ kế toán báo cáo kế toán; định kỳ hàng quý thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình hình, kết quả hoạt động phân phối sản phẩm tiếp thị xã hội với chủ dự án và Cơ quan quản lý tiếp thị xã hội; cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu theo yêu cầu của chủ dự án và Cơ quan quản lý tiếp thị xã hội để thực hiện quyết toán tài chính viện trợ; hằng tháng, Đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội có trách nhiệm nộp tiền bán sản phẩm tiếp thị xã hội vào tài khoản tiền gửi chuyên thu của Bộ Y tế mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại và gửi báo cáo bán hàng tổng hợp từ các đại lý (báo cáo về số lượng đã bán và số tiền thu được tương ứng) về Cơ quan quản lý tiếp thị xã hội- Bộ Y tế (kèm theo bản sao nộp tiền có xác nhận của ngân hàng, kho bạc).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013 và thay thế Thông tư số 27/1997/TC-VT ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với việc quay vòng vốn của hoạt động tiếp thị xã hội các loại bao cao su và phương tiện tránh thai.

Các tin đã đưa ngày: