Theo đó, Kế hoạch đã xác định 7 nội dung hoạt động, bao gồm: Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi thực hiện tiêu chí thành phần 18.5 về xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Tiêu chí 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trong Quyết định của Ủy ban nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; Quán triệt, phổ biến, truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Chỉ đạo, hướng dẫn, đề ra giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật theo trách nhiệm và phạm vi quản lý của các cơ quan, đơn vị; Các nhiệm vụ, hoạt động phục vụ việc đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, chọn triển khai mô hình điểm cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện trách nhiệm của cơ quan chủ trì; Bảo đảm nguồn lực và điều kiện cần thiết (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Để tổ chức thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tư pháp là đơn vị đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; các sở, ban, ngành phối hợp với Sở Tư pháp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến đơn vị mình. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Nguyễn Mai