Bàn về một số yêu cầu của việc xây dựng các công cụ truyền thông chính sách, pháp luật trên không gian mạng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
30/06/2024
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (Đề án 407). Theo đó, Đề án 407 xác định mục tiêu: “Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước”. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch lan truyền những tư tưởng phản động, thông tin xấu, độc hại, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta. Vì vậy, việc xây dựng các công cụ truyền thông chính sách, pháp luật trên không gian mạng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay là cấp thiết.
Kinh nghiệm ASEAN về vận hành FTZ, giá trị và khuyến cáo cho Việt Nam và Đà Nẵng trong triển khai thí điểm FTZ
22/06/2024
Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nói chung và tại ASEAN nói riêng đã có các mô hình Khu thương mại tự do (Free Trade Zone – FTZ) thành công và trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế cho đất nước. Điều này đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức trong việc thành lập và quản lý FTZ. Hiện nay, bài toán đó đang được Quốc hội, Chính phủ tin tưởng đặt lên vai địa phương làm thí điểm là Đà Nẵng. Bài viết này xin góp một phần nhỏ để cùng giải bài toán thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm từ một số nước ASEAN trong vận hành FTZ.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và những vấn đề đặt ra
18/10/2023
Hiến pháp năm 2013 đã nhấn mạnh: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới". Theo đó cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, vai trò, vị trí của phụ nữ cũng được nâng lên rõ rệt. Các quy định của pháp luật hiện nay đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Chuyển đổi số trong PBGDPL, những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
11/04/2023
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức diễn đàn “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” trong đó có công tác PBGDPL. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thực hiện khi tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực này.
Bình đẳng giới nhìn từ công tác hòa giải ở cơ sở và những vấn đề đặt ra
27/03/2023
Hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư và cũng là một phương thức để thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. Như vậy, cả hòa giải ở cơ sở và bình đẳng giới đều hướng đến mục tiêu thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh.
Lợi thế so sánh của hòa giải ở cơ sở so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án
05/01/2023
Giải quyết tranh chấp không phải là vấn đề pháp lý đơn giản, mà là vấn đề tổng hợp đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật. Yêu cầu của giải quyết tranh chấp là phải bảo đảm đúng pháp luật, trật tự xã hội, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, các bên có liên quan, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.