1. Thanh niên là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù với một độ tuổi nhất định thù, tồn tại đan xen trong cơ cấu xã hội, cơ cấu giai tầng và cơ cấu nghề nghiệp. Thanh niên là nguồn nhân lực quan trọng, dồi dào cho sự phát triển của đất nước, mang đến sức trẻ, sự sáng tạo cũng như tiềm lực
cho phát triển kinh tế. Theo Luật Thanh niên số 53/2005/QH11, thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi1
[1]. Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam của Bộ Nội Vụ năm 2015 cho rằng: Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, mộttrong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân
tộc. Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội, Liên Hiệp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi. Dù có sự khác nhau về xác định độ tuổi của thanh niên, thì nhìn chung, thanh niên thường được hiểu là một nhóm nhân khẩu – xã hội học có một độ tuổi xác định
[2], có tâm sinh lý đặc thù, có
vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài tiêu chí lứa tuổi, nhóm xã hội – dân cư thanh niên còn được chia thành thanh niên đô thị, thanh niên nông thôn dựa trên tiêu chí địa bàn cư trú,sinh sống.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã1 Đây là vùng sinhsống của cộng đồng dân cư, trong đó cộng đồng này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn.
Như vậy, thanh niên nông thôn được hiểu là nhóm nhân khẩu –xã hội từ 16 đến 30 tuổi, sinh sống tại địa bàn nông thôn.
Trong xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp (nhất là với một đất nước kinh tế nông nghiệp vẫn đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn như Việt Nam), việc tạo ra một nguồn lực to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng ý thức mới của hàng triệu con
người để đưa xã hội tiến lên là hết sức quan trọng, nhằm “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo pháp luật”
[3] để nâng cao văn hóa pháp luật, ý thức pháp luật của nhân dân. Trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp các quy phạm pháp luật. Giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở con người thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật là hoạt động, có tổ chức, có mục đích để cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và định hướng hành vi hợp pháp cho đối tượng giáo dục, nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen tuân thủ pháp luật và tham gia tích cực vào các hoạt động pháp luật. Giáo dục pháp luật bao hàm cả tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua việc sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệ thống và thường xuyên đến ý thức của con người nhằm trang bị những kiến thức pháp lý nhất định, để từ đó họ có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
2. Thanh niên nông thôn Việt Nam nhìn chung cần cù chịu khó vươn lên trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế, có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát động, tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị, ý thức tự lực tự cường. Thanh niên nông thôn nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia hoạt động, tính cộng đồng cao, có tính thần xung phong tình nguyện. Nhu cầu của thanh niên nông thôn ngày càng đa dạng và phong phú phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn và thách thức về nhận thức và hiểu biết pháp luật, nhất là những vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống xã hội ở nông thôn. Nắm bắt tình hình đó, bộ máy hành chính cấp xã (chủ thể quản lý pháp luật ở cơ sở) và các chủ thể giáo dục pháp luật khác đã không ngừng đổi mới hoạt động, tăng cường giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn đã góp phần quan trọng nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên nông thôn. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn đã tập trung phổ biến nội dung các bộ luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật tố tụng hành chính…..Chính quyền cấp xã cũng tăng cường trợ giúp pháp lý miễn phí cho thanh niên nông thôn thuộc đối tượng chính sách, thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số…Ví dụ như Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thái Bình đã cho in ấn trên 40 loại tờ gấp (bướm tin) với hơn 40.000 tờ gấp để tuyên truyền về các lĩnh vực luật hình sự, dân sự, luật giao thông đường bộ, khiếu nại tố cáo, hôn nhân và gia đình, đất đai, pháp lệnh người có công... và 3500 cuốn tài liệu tổ chức hoạt động hòa giải, trợ giúp pháp lý cho nông dân, thanh niên nông thôn nghèo, đối tượng chính sách miễn phí. Những hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật hiệu quả cho thanh niên nông thôn được biết đến khá phổ biến là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sưu tầm, biên soạn và phát hành miễn phí sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, xét xử lưu động… Đặc biệt, Hội Nông dân Việt Nam thông qua các cấp của mình đã nỗ lực tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Một trong những hình thức tuyên truyền phổ biến hiệu quả cho người nông dân trong đó có thanh niên nông thôn là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường theo hình thức sân khấu hoá. Nhờ việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, sinh động, hiệu quả, nhu cầu nhận thức cũng như hiểu biết pháp luật ở thanh niên nông thôn tăng lên, hình thành ý thức, thái độ tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, có niềm tin vào pháp luật. Được tiếp cận pháp luật từ nhiều "kênh" khác nhau, nên trình độ, kiến thức về các quy phạm pháp luật hiện hành, thái độ tôn trọng đối với pháp luật của thanh niên nông thôn đã được nâng lên đáng kể; từ đó, dần hình thành nhiều ứng xử phù hợp với yêu cầu pháp luật, có sự đánh giá và phản ứng tương đối đúng đắn đối với các hành vi pháp luật...". Việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, việc xử lý vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm minh cùng với tăng cường giáo dục pháp luật đã củng cố niềm tin của người thanh niên nông thôn đối với pháp luật, làm chuyển biến đáng kể về nhận thức, nâng cao kỷ luật, từng bước hình thành ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong thanh niên nông thôn.
3. Dù công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn đang không ngừng được đổi mới, cải tiến và đẩy mạnh thì hiệu quả của nó vẫn chưa thực sự được như mong muốn. Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong giáo dục pháp luật cho thanh niên thông thôn đã nêu ở trên, thì một bộ phận thanh niên nông thôn vẫn ít quan tâm đến pháp luật, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức pháp luật chậm đổi mới. Mặt bằng dân trí, trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, văn hóa pháp luật của nhiều thanh niên nông thôn vẫn còn thấp. Một số thanh niên nông nhận thức các vấn đề pháp luật còn chậm đổi mới so với công nhân, trí thức. Việc thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật ở một bộ phận thanh niên nông thôn đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, nhiều vụ việc có dấu hiệu mất ổn định, gây nên một số "điểm nóng" chính trị hoặc mâu thuẫn, căng thẳng bùng phát…
Nguyên nhân quan trọng đầu tiên của những hạn chế nêu trên trước tiên nằm ở chủ thể của công tác giáo dục pháp luật (báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật…). Đội ngũ này so với nhu cầu thực tế còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế và không đồng đều. Nhận thức của một số chủ thể về công tác giáo dục pháp luật cho người thanh niên nông còn hạn chế, có địa phương còn xem đó là nhiệm vụ của ngành tư pháp. Cán bộ tư pháp cấp xã chưa được đào tạo bài bản và nâng cao trình độ; ở nhiều nơi, cán bộ tư pháp cấp xã mới chỉ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ trung cấp (khoảng 33,4%). Số đông còn lại của đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật (khoảng hơn 50%) chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến công tác tư vấn, tuyên truyền giáo dục pháp luật ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.
Ngoài ra, nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn còn nghèo nàn, đơn điệu, mới chỉ tập trung vào việc phổ biến một số văn bản mới được ban hành. Hình thức giáo dục pháp luật tuy có đa dạng nhưng mới chỉ tập trung vào hình thức tuyên truyền miệng là chủ yếu hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chưa thực sự khai thác triệt để và đổi mới các hình thức giáo dục pháp luật đang phát huy hiệu quả như hoạt động trợ giúp pháp lý, tìm hiểu pháp luật, câu lạc bộ đoàn thể với pháp luật, sân khấu hóa tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục pháp luật...Mặt khác, phương pháp giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn vẫn còn chậm đổi mới, thiếu hấp dẫn, mới chỉ chú ý đến các việc thuyết phục, giải thích, xử lý tình huống chung chung, mà chưa chú ý đến phương pháp nêu gương, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình… gắn với kiểm tra, đánh giá tổng kết….Mặt khác, hệ thống pháp luật, những chế tài pháp lý chưa đồng bộ, chậmđổi mới… đã gây không ít khó khăn cho công tác giáo dục pháp luật đối với thanh niên nông thôn. Trước đòi hỏi nhanh chóng của đời sống xã hội thì hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. Hệ thống pháp luật là “chân đế” của thể chế chính trị, đế có vững, thể chế mới bền; tuy nhiên, luật pháp và các quy định của bộ máy hành chính Việt Nam có bốn nhược điểm: 1- Hết sức cồng kềnh, rườm rà, đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn trong thực hiện
[4];
2- Tính minh xác, tính minh định, phạm vi điều chỉnh, tác động trong nhiều trường hợp chưa thực rõ ràng
[5]; 3- Thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao;
4- Xây dựng pháp luật chưa gắn với quản lý thi hành pháp luật. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong "chín không": Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Một hệ thống pháp luật như vậy gây khó khăn trực tiếp cho việc nhận thức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các chủ thể làm công tác giáo dục pháp luật cũng như chính đối tượng được giáo dục pháp luật (thanh niên nông thôn).
Từ phân tích các hạn chế, yếu kém cũng như nguyên nhân của nó trong công tác giáo dục pháp luật đối với thanh niên nông thôn, các vấn đề vấn đề sau được đặt ra:
- Môi trường pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật của thanh niên nông thôn còn thấp, chưa hoàn toàn hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi thực sự phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành mâu thuẫn với yêu cầu nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường pháp luật tiến bộ, hiện đại.
- Đội ngũ cán bộ quản lý pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chậm đổi mới, thiếu kiến thức chuyên môn pháp lý mâu thuẫn với nhu cầu hiểu biết, thông tin pháp luật của thanh niên nông thôn ngày một tăng.
- Mâu thuẫn giữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với thi hành pháp luật ở cơ sở; mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật với việc thực hiện pháp luật trong thực tế.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thanh niên nông thôn chậm đổi mới mâu thuẫn với yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật trong thực hành dân chủ cơ sở và xây dựng nông thôn mới.
Trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quá độ lên CNXH, Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp, coi đây là đối tượng và địa bàn chiến lược trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trực tiếp làm chuyển