Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục về gia đình và một số kiến nghị
30/06/2022
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt được xác lập và chi phối bởi các yếu tố liên quan đến quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, kinh tế, văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng…Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, gia đình và vấn đề gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân và là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng gia đình Việt Nam. Để đưa các chính sách, pháp luật vào cuộc sống, không thể không nhắc đến vai trò cầu nối của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về gia đình.
Đảm bảo tính khả thi, phù hợp về nội dung, cách thức đánh giá huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
26/06/2022
Để xây dựng nông thôn mới, cùng với các tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao còn có tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới được triển khai thực hiện từ giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo toàn diện, phù hợp thực tế với 09 tiêu chí lớn (Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó đã bổ sung mới tiêu chí thành phần huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào chí 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công. Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tiếp tục kế thừa tiêu chí thành phần về xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng từ cấp xã đã mở rộng đến cấp huyện để phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Sự cần thiết xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” nhìn từ góc độ thực tiễn
13/06/2022
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”, trong đó Nhân dân có quyền tiếp cận với thông tin pháp luật, tiếp cận với các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội... Thời gian qua, Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân là một trong những mục tiêu quan trọng và đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật của người dân.
Dân được làm chủ-nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ góc nhìn của công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
11/06/2022
Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội Đảng XIII đã khẳng định: “…trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của Nhân dân…” [1].
Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua
07/06/2022
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Một trong những điểm mới quan trọng của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là đã bổ sung vào tiêu chí thứ 18 “Hệ thống chính trị và pháp luật” tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định”. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý nhà nước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Vai trò của Hội Cựu chiến binh trong công tác hòa giải ở cơ sở
12/05/2022
Công tác hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó có lực lượng cựu chiến binh. Hội Cựu chiến binh Việt Nam góp phần quan trọng đối với công tác này. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện ý chí, nguyện vọng của cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.