Thứ nhất, đối với nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PBGDPL: Thực hiện tốt việc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác PBGDPL trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý, trên 95% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra đều được hoàn thành; xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL theo quy định của pháp luật; tổ chức cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên cơ sở dữ liệu quốc gia; thống kê, báo cáo, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, PBGDPL theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, thực hiện tốt nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động PBGDPL như: Thực hiện trách nhiệm đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; tổ chức đầy đủ, kịp thời PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổ chức đầy đủ, kịp thời truyền thông, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý bằng hình thức phù hợp; chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba, đối với nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác PBGDPL, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật; bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác PBGDPL; bảo đảm kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật; bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác PBGDPL theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, đối với nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của công tác PBGDPL đối với xã hội, Sở Tư pháp đã tiến hành khảo sát đến 200 đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên phạm vi toàn tỉnh. Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật đạt 66,7%, mức độ biết pháp luật đạt 96%, mức độ hiểu pháp luật đạt 96%, mức độ hài lòng về chất lượng hoạt động PBGDPL đạt 96%, tỷ lệ vi phạm pháp luật do không hiểu pháp luật là 40%.
Thứ năm, đối với nhóm tiêu chí khác: Thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện và hoạt động PBGDPL cho các đối tượng đặc thù.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Thông tư còn một số những khó khăn, vướng mắc như: Đối tượng áp dụng Thông tư quy định dành cho UBND cấp tỉnh, do đó, việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa sát, cụ thể. Một số chỉ tiêu, tiêu chí chấm điểm mang tính định tính, khó định lượng do đó, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đầy đủ chất lượng, hiệu quả công tác.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục bám sát các quy định của Trung ương để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đa dạng các hình thức tuyên truyền để người dân được tham gia tìm hiểu pháp luật, tiếp cận thông tin về pháp luật và hạn chế vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Thông tư gắn với tình hình thực tế công tác PBGDPL trong thời gian tiếp theo.
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam