Trong 6 tháng đầu năm 2022, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nổi bật như: (i) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được siết chặt bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Sở Tư pháp tiếp nhận và thẩm định 25 dự thảo gồm 07 dự thảo Nghị quyết và 18 lượt dự thảo Quyết định; (ii) Đã tổ chức 32 Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến kiến thức pháp luật tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 3.750 đại biểu tham dự là cán bộ, công chức và nhân dân trên địa trên địa bàn tỉnh, 01 Hội nghị trực tuyến cấp tỉnh về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến kiến thức pháp luật cho 2.500 đại biểu làm công tác hòa giải ở cơ sở tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong 06 tháng đầu năm, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh tiếp nhận hòa giải ở cơ sở tiếp nhận 1.589 vụ việc hòa giải thành 1.310 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 82,4%; (iii) Kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021, toàn tỉnh có 105/109 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 96,33%; (iv) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp 3.175 trường hợp, tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến là 527 trường hợp; (iv) Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý tư pháp đã xử lý 2.202 thông tin lý lịch tư pháp; tổng số bản lý lịch tư pháp đã lập 2.097; (iv) Công tác Trợ giúp pháp lý có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan nên hoạt động ngày càng chất lượng và có hiệu quả, đã tiếp nhận, thực hiện 518 vụ việc.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm và phương hướng giải pháp trong thời gian tới, trong đó tập trung các nhiệm vụ: Công tác đăng ký hộ tịch và tình hình triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong lĩnh vực hộ tịch; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh và việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; tình hình triển khai Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 23/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Tuân - Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá cao kết quả công tác tư pháp đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022 và yêu cầu trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2022 trong đó tập trung các nhiệm vụ: Tiếp tục kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh Sóc Trăng; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2022”; thực hiện số hóa Sổ hộ tịch đã được đăng ký tại Sở Tư pháp và đôn đốc các huyện thực hiện theo tiến độ; tăng cường kiểm tra rà soát, đối chiếu dữ liệu trong Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch diện tử dùng chung tại các địa phương theo Đề án 06/CP của Chính phủ; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 23/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hòa giải cơ sở.
Phòng PBGDPL
Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng