Đối tượng áp dụng của Thông tư liên tịch này là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường.
Nội dung phối hợp bao gồm: Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng danh mục các thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng tủ sách pháp luật, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, tư vấn pháp luật; nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn học Giáo dục công dân và môn học Pháp luật;
Kinh phí thực hiện từ nguồn Ngân sách nhà nước, Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2010./.
(Nguyễn Thị Quế)