Liên kết website

Bộ Tư pháp ban hành các Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án trọng điểm đến năm 2021

08/08/2017

Ngày 25/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ban hành Chương trình phổ biển, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021, trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biển, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 (sau đây gọi là Đề án).

Để triển khai Đề án kịp thời, thống nhất và toàn diện, ngày 07/8/2017, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1259/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2017 – 2021 và Kế hoạch số 2751/KH-BTP về tiếp tục thực hiện Đề án năm 2017. Đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2021 cơ bản đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
-  90% nhân dân tại các địa bàn trọng điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của từng địa bàn;
- 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực pháp luật liên quan;
- Tiếp tục kiềm chế, phấn đấu giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm;
- 100% tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được đăng tải công khai trên mạng internet để cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, tham khảo và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;
- Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án.
Đề án đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: mở rộng phạm vi thực hiện Đề án tại 12 tỉnh, thành phố; Khảo sát, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật; phân tích nguyên nhân, điều kiện của tình hình và dự báo xu hướng phát triển của tình hình vi phạm về các lĩnh vực pháp luật của Đề án tại địa bàn trọng điểm; Tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đề xuất thí điểm áp dụng mô hình, giải pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh Trung học phổ thông tập trung vào các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi thực hiện Đề án; Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm; Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí…
Vụ Phổ biến, giáo dục là đơn vị được giao đầu mối, tham mưu, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện Đề án.
Các tin đã đưa ngày: