1. Về nội dung phổ biến: Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về chống tra tấn; các quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn (bao gồm: các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn được quy định trong Hiến pháp; Bộ luật hình sự; Bộ luật dân sự; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Luật thi hành án hình sự; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Luật xử lý vi phạm hành chính…).
2. Về hình thức, biện pháp phổ biến: Các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến về Công ước quốc tế về chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, tình hình của cơ quan, địa phương, bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Trong đó tập trung vào các hình thức như: tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; khai thác tủ sách pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn; tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; thông qua hoạt động đối ngoại của các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài...
3. Các hoạt động chính thực hiện Đề án: Tổ chức biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu tuyên truyền, phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tổ chức quán triệt, giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức và Nhân dân
4. Kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Đề án: Các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Đề án (việc kiểm tra có thể lồng ghép trong kiểm tra tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2018) của Bộ, ngành, địa phương và báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2018 (báo cáo tình hình thực hiện Đề án có thể lồng ghép trong báo cáo về công tác tư pháp) gửi về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 02 tháng 12 năm 2018 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Kinh phí thực hiện Đề án: Thực hiện quy định tại khoản 8 Điều 1 của Quyết định số 65/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động cân đối, bổ sung kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án năm 2018 từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác theo tinh thần xã hội hóa.
Mọi thông tin chi tiết đề nghị liên hệ số điện thoại: 024.62739470 để giải quyết, tháo gỡ./.