Liên kết website

Cần bảo đảm điều kiện và các nguồn lực thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở

06/04/2018

Trong điều kiện hội nhập, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các mặt trái của nó như: mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng tăng với nội dung phức tạp và căng thẳng hơn. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, các bên thường tìm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, từ đó, gia tăng áp lực, gây nhiều khó khăn, quá tải cho cơ quan nhà nước. Để giảm tải cho các cơ quan nhà nước, phát huy vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên, nghiên cứu xây dựng mô hình hòa giải ở cơ sở phù hợp góp phần giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.

Thực hiện Quyết định số 2708/QĐ-BTP ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; nhiệm vụ được giao tại Công văn số 371/VPCP-TH của Văn phòng Chính phủ về Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án “Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2018 - 2025”.
Để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành, sáng ngày 6/4/2018, Bộ Tư pháp đã  tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án.
Tham dự Hội thảo góp ý có các đại biểu đại diện các cơ quan, ban, ngành đoàn thể như: Vụ Các vấn đề xã hội - Văn phòng quốc hội, TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, TW Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại điện các Sở Tư pháp: thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Phòng Tư pháp một số quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội, tỉnh Lạng  Sơn, các chuyên gia, các hòa giải viên và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

(Đ/c Trần Văn Quảng, TW Hội Luật gia VN đề xuất cần sớm xây dựng thí điểm các mô hình tổ hòa giải ở cở phù hợp với các địa bàn dân cư khác nhau)
 Đồng chí Đô Xuân Lân - Vụ trưởng Vụ Phổ biến,giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo đã tóm tắt sơ lược nội dung dự thảo Đề án và đưa ra một số nội dung gợi ý thảo luận, cần lấy ý kiến các đại biểu.....
Tại Hội thảo, các đại biểu đã có nhiều góp ý quan trọng liên quan đến các nội dung về: xác định quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Đề án cần đầy đủ, bổ sung quan điểm nghiên cứu, học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm hay của quốc tế trong công tác hòa giải ở cơ sở; bổ sung hiệu quả của Đề án là nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể và nhân dân để tạo sự quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện đến công tác này, qua đó giúp người quản lý về hòa giải và hòa giải viên có kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải ở cơ sở; những nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra; sự phân công thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp thực hiện trong công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên; điều kiện cũng như các nguồn lực bảo đảm thực hiện Đề án. Các đại biểu đều đồng tình về sự cần thiết phải ban hành Đề án này trong năm 2018. Có đại biểu còn đề xuất, cần nhấn mạnh hoạt động xây dựng thí điểm các mô hình tổ hòa giải ở cở phù hợp với các địa bàn khác nhau là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng và cấp thiết của Đề án này.

Góp ý về dự thảo Đề án, các chuyên gia trong lĩnh vực, đặc biệt là các hòa giải viên tại Hội thảo,xuất phát từ thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở đã đưa ra một số vướng mắc lớn trong công tác này thời gian qua, trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là kinh phí thực hiện tại cơ sở trên thực tế chưa được bổ sung đầy đủ, có những tổ hòa giải ngay tại thành phố Hà Nội còn chưa được cấp kinh phí cho hoạt động này hoặc có được cấp nhưng cũng không đáp ứng được hoạt động của tổ, đặc biệt ở nhiều xã của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang thì hầu như không có kinh phí do không cân đối được ngân sách để chi cho công tác này như quy định. Do vậy, các đại biểu đa số nhất trí với phương án dự thảo cần quy định về vấn đề kinh phí theo hướng: Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án do các cơ quan,tổ chức Trung ương chủ trì và hỗ trợ thực hiện Đề án đối với các huyện nghèo, xã nghèo theo Nghị quyết số 30a/200/NQ-CP, Nghị quyết số 80/N-CP nhằm khắc phục khó khăn cho các huyện nghèo, xã nghèo, bảo đảm sự đồng đều trong tổ chức thực hiện Đề án trên toàn quốc. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án do cơ quan, tổ chức ở địa phương chủ trì thực hiện. Đại diện cho biết, các nội dung hoạt động của Đề án đều đã được quy định trong Luật hòa giải ở cơ sở, do đó đã có cơ chế tài chính cho các hoạt động này. Bộ Tài chính cũng đã bố trí kinh phí cho Bộ Tư pháp trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở hằng năm. Vướng mắc lớn nhất là chưa bố trí được kinh phí hoạt động tại địa phương. Đại diện Bộ này đề nghị Bộ Tư pháp cần khảo sát trách nhiệm của các địa phương trong công tác hòa giải như thế nào.

Về ý kiến của các đại biểu khi nhất trí với phương án kinh phí thực hiện Đề án nêu trên, vị đại diện này cho biết thêm, cần phải xem xét, nghiên cứu thêm và đề nghị hai Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính cần làm việc, trao đổi thêm về hướng tháo gỡ vướng mắc, đồng thời đề nghị dự thảo Đề án cần ước lượng được kinh phí dự kiến cho các hoạt động của Đề án.
Các tin đã đưa ngày: