Với mục tiêu phổ biến rộng rãi nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tới cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thông qua các hình thức, biện pháp hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong thực hiện phòng, chống tra tấn, Kế hoạch đã đề ra các hoạt động cụ thể để triển khai thực hiện Đề án năm 2019 như sau:
(i) Tổ chức các Hội nghị tập huấn giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân với nhiều nội dung phong phú: Công ước quốc tế về chống tra tấn; các quy định pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp (nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn); các quy định có liên quan đến phòng, chống tra tấn tại Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Thi hành án hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Xử lý vi phạm hành chính…); các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em và các đối tượng yếu thế trong xã hội... (ii) Biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến đăng tải trên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp phục vụ nhân dân tìm hiểu, vận dụng và giám sát việc thực thi Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; Phát hành Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn (iii) Tổ chức 02 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.