Kế hoạch số 2416/KH-BTP ngày 3/7/2018 về tổ chức cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên” (13/08/2018)

Thực hiện Kế hoạch số 652/KH-BTP ngày 05/3/2018 của Bộ Tư pháp về thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2018, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên” (sau đây gọi là Cuộc thi) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có hiệu quả cho thanh, thiếu niên đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của thanh, thiếu niên.
b) Phát huy vai trò của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong tham gia quản lý nhà nước, tích cực, chủ động tham gia PBGDPL cho thanh, thiếu niên.
2. Yêu cầu
a) Cuộc thi cần bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thu hút đông đảo cá nhân tham gia.
b) Các sáng kiến, mô hình PBGDPL phải có tính khả thi, thiết thực, phù hợp với đối tượng, địa bàn.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin.
c) Tiến độ thực hiện: Tháng 6-7/2018.
2. Xây dựng, ban hành Thể lệ Cuộc thi
a) Đơn vị chủ trì: Ban Tổ chức Cuộc thi.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin.
c) Tiến độ thực hiện: Tháng 7/2018.
3. Phát động, tổ chức Cuộc thi và nhận bài dự thi
a) Đơn vị chủ trì: Ban Tổ chức Cuộc thi (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật).
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin.
c) Tiến độ thực hiện:
- Phát động Cuộc thi: Tháng 7/2018.
- Tổ chức Cuộc thi: Từ tháng 7/2018-12/2018.
- Nhận bài thi: Chậm nhất là ngày 30/10/2018.
4. Thông tin, truyền thông về Cuộc thi; đăng tải các bài dự thi trên báo chí của Bộ, ngành Tư pháp
a) Đơn vị chủ trì: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin và cơ quan báo chí khác của ngành Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Tiến độ thực hiện: Từ tháng 7 – 12/2018.
5. Xây dựng tài liệu phục vụ chấm thi, tổ chức chấm thi
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Tiến độ thực hiện: Tháng 9-10/2018.
6. Tổng kết, trao thưởng Cuộc thi
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 12/2018.
7. Xây dựng tài liệu hướng dẫn, giới thiệu các sáng kiến, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên sau Cuộc thi
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2019.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Kế hoạch này; hướng dẫn, tổ chức tổng kết Cuộc thi; nghiên cứu, hướng dẫn triển khai, nhân rộng các sáng kiến, giải pháp, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiêu niên sau Cuộc thi.
b) Báo Pháp luật Việt Nam: Tổ chức thông tin, truyền thông về Cuộc thi trên các ấn phấm của Báo Pháp luật Việt Nam để cá nhân biết, tham gia Cuộc thi.
c) Cục Công nghệ thông tin: Bảo đảm các điều kiện kỹ thuật để vận hành chuyên mục Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên” trên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
d) Văn phòng Bộ: Bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức cuộc thi được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2018 và từ nguồn xã hội hóa (nếu có) đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định tài chính hiện hành./.