Liên kết website

Bảo vệ người tố cáo

10/11/2014

Tan tầm, chị Na vội vàng chạy xe đến trường đón con. Đến nơi, thấy còn mỗi An đứng ở cổng trường đợi mẹ, chị Na gọi con: “An ơi, lên xe đi con”. Thấy mẹ, An phụng phịu:

 

- Sao mẹ đến muộn thế?

- Uh, hôm nay mẹ nhiều việc quá. Thôi mình về thôi con.

An lên xe, hai mẹ con lại hòa vào dòng người sau một ngày làm việc mệt nhọc. Về đến nhà, như chợt nhớ ra điều gì, An vội lấy trong cặp ra một bức thư và đưa cho mẹ: 

- Mẹ ơi, lúc chờ mẹ ở cổng trường, có chú gì gửi cho mẹ bức thư này.

- Ai nhỉ? Sao lại biết con là con mẹ nhỉ? – Chị Na ngạc nhiên.

Vừa nói chị vừa mở thư ra xem, chị Na không tin vào mắt mình trước dòng chữ: “Muốn gia đình yên ổn thì đừng có chía mũi vào chuyện người khác. Khôn hồn thì rút đơn tố cáo đi”. Bủn rủn chân tay, chị ngồi xuống ghế cố lấy lại bình tĩnh, nhớ lại sự việc:

Chị Na là nhân viên giám định của Phòng Giám định y khoa, thuộc Sở Y tế tỉnh N. Sau thời gian công tác tại đây, chị Na phát hiện ra nhiều tiêu cực của nhân viên, đặc biệt là sự cấu kết của các nhân viên giám định với Trưởng phòng Giám định y khoa- Bác sỹ  Chiến trong việc thu lợi bất chính từ kết quả giám định. Cụ thể, người đến giám định với mong muốn là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên đã đút lót tiền cho nhân viên giám định để được kết luận là người bị nhiễm chất độc hóa học, là thương- bệnh binh, bị tai nạn lao động, nghỉ hưu trước tuổi... Với số tiền nhận được này, được chia cho ông Chiến 1/3; phần còn lại chia đều cho các nhân viên tham gia giám định. Cứ thế, hàng chục vụ giám định “rởm” đã được các giám định viên làm ảo thuật với tốc độ nhanh chóng, lại được sự hậu thuẫn của Trưởng phòng giám định nên hoạt động này ngang nhiên diễn ra mà không có ai dám đứng lên phản đối. Bên cạnh đó, các nhân viên giám định còn thường sách nhiễu người dân, ai có tiền thì nhanh có kết quả, kết quả theo mong muốn thì có mức giá cao hơn. Trước sự việc đầy bức xúc như vậy, chị Na quyết định gửi đơn tố cáo bác sỹ Chiến và các nhân viên giám định tham gia vào đường dây này. Tuy nhiên, sau khi gửi đơn thì cuộc sống của gia đình chị đã bị xáo trộn. Đầu tiên là chị bị ông Chiến chuyển sang làm công việc khác không phù hợp với chuyên môn của chị. Từ đấy, chị Na bị các đồng nghiệp dè bỉu, thậm chí là đe dọa trực tiếp: “Mày mà tố cáo bọn tao thì đừng có trách. Tao không để yên đâu. Mày chỉ là nhân viên quèn thôi, đừng tưởng bọn tao không dám làm gì mày. Cứ chờ xem”. Đến hôm nay, bọn chúng lại tìm đến trường con chị để hăm dọa. Chị Na như ngồi trên đống lửa, chị lo sợ cho sự an nguy của người thân xung quanh mình, nhưng nếu dừng lại thì những hành vi này lại tiếp tục, gây tổn thất cho nhà nước cũng như niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật.

Ngày hôm sau, chị Na đến gặp anh Long người bạn học cũ, giờ là luật sư. Sau khi kể đầu đuôi câu chuyện, chị hỏi bạn:

- Theo cậu thì bây giờ tớ phải làm gì?

- Cậu biết không, pháp luật tố cáo đã quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ, trong đó có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cậu đừng lo lắng quá, tớ sẽ hướng dẫn cậu.

- Uh, thế thì may quá, cậu nói cụ thể cho tớ nghe đi.

- Thế này nhé, trong trường hợp bọn họ cho người đến trường cháu An để đe dọa thì theo quy định của pháp luật về tố cáo cậu làm đơn yêu cầu cơ quan công an nơi cậu và những người trong gia đình cư trú, làm việc, học tp áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp khẩn cấp, thì có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.

- Thế có những biện pháp bảo vệ nào hả cậu?

- Đây cậu xem này, Khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo đã quy định trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy him của hành vi xâm hại, người có thm quyền giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, t chức, cá nhân khác có thm quyn đ áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau: bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết; hoặc tạm thời di chuyn người được bảo vệ đến nơi an toàn.

- Thế thì tớ cũng đỡ lo hơn rồi, nhưng còn một vấn đề nữa là tớ đã bị Trưởng phòng chuyển vị trí làm việc, không phù hợp với chuyên môn của tớ, hơn nữa, từ giờ đến lúc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo bắt đầu vào cuộc thì chẳng có gì đảm bảo là tớ không bị trù dập, đe dọa tiếp. Cậu bảo tớ phải làm gì bây giờ?

- Cậu nói đúng, những người đấy sẽ không để cậu yên đâu. Tuy nhiên, pháp luật đã dự liệu trước và có quy định bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo như tại Điều 17 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP. Trong trường hợp này, cậu có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Yêu cầu bảo vệ phải bằng văn bản. Và chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 05 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thm quyền hoặc yêu cầu ngưi có thm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ như đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp thuyên chuyển công tác của người được bảo vệ sang cơ quan, tchức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý ca họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử; ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm nh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bo vệ.

- Thế mà tớ tưởng mình đơn thương độc mã trong cuộc chiến này. Cảm ơn cậu, giờ chắc tớ phải về để viết đơn đề nghị được bảo vệ thôi. Cậu biết không, trước khi đến gặp cậu, tớ rất lo cho sự bình yên của gia đình, nhưng giờ tớ lại càng quyết tâm hơn, không thể để hành động bòn rút tiền của nhân dân, vi phạm pháp luật diễn ra như thế được nữa.

- Tớ đồng ý với cậu và tớ luôn ủng hộ cậu. Có gì vướng mắc cứ báo tớ nhé, tớ sẽ làm hết sức có thể. – Anh Long  nói với bạn với giọng đầy tin tưởng.

Các tin đã đưa ngày: