Liên kết website

NGƯỜI CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN DŨNG CẢM

03/01/2017

NHÂN VẬT Bác Hiếu – Chủ tịch công đoàn xưởng cơ khí Anh Minh: Phó Chủ tịch công đoàn xưởng cơ khí Chị Hà: Tổ viên Tổ công đoàn xưởng cơ khí

[Vừa qua, Liên đoàn lao động thành phố C đã phát quà tết cho công nhân nghèo các khu chế xuất – khu công nghiệp X. Tuy nhiên, mỗi phần quà mà người lao động nghèo thực nhận lại ít hơn giá trị họ được nhận. Ông Hiếu – Chủ tịch công đoàn các khu chế xuất – khu công nghiệp là người đã phát hiện ra sự việc và gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng để xử lý sai phạm. Sau khi sự việc được điều tra, giải quyết, người lao động trong khu công nghiệp càng tin tưởng và cảm phục ông Hiếu hơn. Tại sảnh A, xưởng cơ khí – Khu công nghiệp, anh Mình và chị Hà đang chuẩn bị tổ chức cuộc họp Công đoàn của xưởng]
          Anh Minh: Chúng ta mau chóng, khẩn trưởng sắp xếp bàn ghế, bày sẵn trà bánh lên bàn,cuộc họp Công đoàn xưởng sắp đến giờ bắt đầu rồi chị Hà nhé!
Chị Hà: Mọi thứ đã xong xuôi rồi, chỉ còn mỗi việc bày bánh trái với pha trà là xong. Sếp Minh cứ cuống lên là sao nhỉ?
Anh Minh: Lại chả cuống ấy chứ? Vụ tham nhũng vừa rồi vẫn chưa làm bà chị đây tỉnh đòn à?
Chị Hà: Ơ cái nhà anh Minh này, tôi có tham nhũng gì đâu, tôi là người làm công ăn lương chân chính, ai tham với nhũng, đồng chí cứ hỏi ông Hiếu là rõ.
Anh Minh: Ý tôi không bảo chị là người tham nhũng, tôi là lo mọi việc không được chu đáo, cấp trên về dự là phê bình ngay.
Chị Hà: À, thì chú cứ không nói rõ.
[Chị Hà vừa cười vô tư, tay vừa sắp bánh lên bàn họp]
Anh Minh: Chị là chị không có nhìn trước nhìn sau gì cả hết.
Chị Hà: Ừ, thì giờ tôi hiểu rồi. Mà lần này họp có cả Ban Giám đốc lẫn lãnh đạo thành phố tham dự cơ à hả chú Minh?
Anh Minh: Thì em cũng nghe cấp trên nói là có lãnh đạo Ủy ban thành phố tham dự.
Chị Hà: Có việc gì quan trọng thế mà các bác ấy đến tận xưởng ta thăm cơ chú? Có phải liên quan đến vụ tham nhũng vừa rồi không?
Anh Minh: Thì chuyện đó mà chị, họ đến dự vừa là để thông báo kết quả vụ việc, vừa là để biểu dương tinh thần dám tố giác tội phạm tham nhũng của bác Hiếu nhà mình.
Chị Hà: À, hóa ra là vậy. Chuyến này, bác Hiếu nhà ta được khen to rồi, liệu được tháng lương không nhỉ?
Anh Minh: Một tháng là sao? Vừa rồi, nếu không có bác ấy đấu tranh đến cùng thì hàng ngàn người lao động như chúng ta đã bị lừa gạt, qua mặt rồi. Cho nên, em nghĩ chắc phải cơ bằng khen của Thủ tướng Chính phủ mới xứng đáng.
[Vừa lúc đó, bác Hiếu – Chủ tịch công đoàn có mặt tại phòng họp]
Bác Hiếu: Hai cô chú này, tôi vừa nhận được điện thoại của Ban lãnh đạo công ty, cuộc họp sẽ diễn ra chậm hơn 30 phút so với dự kiến, vì bác lãnh đạo Ủy ban bận việc đột xuất.
Chị Hà: Ây za, làm em cứ tưởng muộn giờ họp nên mê man chuẩn bị mọi thứ, may mà sẵn sàng hết rồi.
Anh Minh: Thì chị cứ để sẵn đấy, kiểu gì chả phải họp… Mà anh Hiếu ơi, bọn em vừa bàn luận về vụ khen thưởng đối với việc tố cáo hành vi tham nhũng của anh đấy. Chính phủ và Nhà nước ta phải ghi nhận và biểu dương tinh thần dũng cảm, chống tham nhũng của bác chứ nhỉ?
Bác Hiếu: Chú cứ quá lên. Tôi chưa nhận được quyết định nào chính thức từ phía tỉnh, nhưng hành động tố cáo hành vi tham nhũng của tôi cũng đều xuất phát từ trách nhiệm của người chủ tịch công đoàn Tổ, vừa là trách nhiệm của một công dân khi đã phát hiện ra sai phạm mà thôi.
Chị Hà: Chính vì tinh thần đó nên em nghĩ bác phải được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ mới xứng đáng.
Bác Hiếu: Cô chú thật là, theo tôi đã tìm hiểu thì theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, có 3 hình thức khen thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng, gồm: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương). Trường  hợp của tôi, nếu được khen thì cùng lắm là cấp tỉnh mình thôi.
Anh Minh: Có lẽ nào, bác lãnh đạo tỉnh tới dự họp với chúng ta hôm nay là để trao Bằng khen cho bác nhỉ... Nhưng mà, em vẫn thắc mắc đấy nhé, trường hợp nào thì được nhận Bằng khen của Thủ tướng? Và trường hợp nào thì được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?
Chị Hà: Đúng đấy, em cũng đang thắc mắc như vậy.
Bác Hiếu: Các cô chú chỉ mải làm việc thôi đây mà, có thời gian nên tìm hiểu các quy định của pháp luật đi nhé. Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV có quy định, tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương được thực hiện theo tiêu chuẩn khen thưởng người tố cáo quy định Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03-10-2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo. Cụ thể, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 1) Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên. 2) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Chị Hà: Em mời bác uống chén trà đã, vừa uống vừa nói bác à.
[Bác Hiếu nói một hồi thi nhấc chén trà lên uống một ngụm]
Anh Minh: Thế còn Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì sao hả anh?
Bác Hiếu: Đối với Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 1) Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên. 2) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Anh Minh: Em hiểu rồi, quan trọng nhất là việc phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng lần này đã có tác động tích cực trong việc phòng, chống tội phạm, nhưng đúng là được Bằng khen Thủ tướng một lần trong đời cũng oách bác nhỉ?
Bác Hiếu: Oách gì đâu chú, nhưng ý nghĩa chính của việc khen thưởng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng là nhằm nêu gương sáng, động viên, tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của mọi người, kiên quyết đấu tranh trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Haiz, suốt thời gian điều tra, tố cáo sai phạm tôi đều ăn, ngủ không yên, bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm rình rập. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn chọn hành động vậy không vì mục đích gì hơn vì trách nhiệm và lương tâm công dân của mình.
Chị Hà: Ôi, bác Hiếu đúng là một công dân gương mẫu, người Chủ tịch công đoàn dũng cảm của chúng ta và là tấm gương sáng của tỉnh mình trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
[Cuộc họp công đoàn tổ cơ khí đã diễn ra ngay sau đó, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh C, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho bác Hiếu – tấm gương sáng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của tỉnh. Bác Hiếu cũng là người đại diện xuất sắc cho tỉnh tham dự Hội nghị biểu dương những tấm gương điển hình trong công tác phòng, chống tham nhũng toàn quốc…]
 
 
Các tin đã đưa ngày: