Hôm nay, gia đình chị Hạnh buồn như đưa đám. Sau bữa cơm trưa, bát đũa còn nguyên trên bàn mà chi cũng chẳng buồn dọn. Anh Hùng – chồng chị cũng cố nói chuyện bâng khua với 2 đứa nhỏ đang tuổi ăn học tốn kém, thi thoảng anh liếc nhìn vợ với vẻ vừa thương vừa lo lắng. thấy vợ thất thần mặt trong một thời gian khá lâu anh đành lên tiếng:
Anh Bình: thôi em ạ, đừng buồn nữa, mất việc này ta lại đi tìm việc khác, miễn còn sức khoẻ thì còn lo được cuộc sống, đừng suy nghĩ nhiều đổ bệnh ra đấy lại khổ.
Chị Thảo: (thở dài) mất việc thì lại đi kiếm việc khác nhưng em ức vì công ty đối xử với mình không đúng, không công bằng gì cả.
Anh Bình: biết là thế nhưng mình biết làm thế nào được!
Hai vợ chồng đang nói chuyện thì nghe ai gọi ngoài cổng
Chị Thảo: anh ra xem ai?
Anh Bình đi ra, lúc sau chị Thảo thấy tiếng nói chuyện cười nói ngoài sân. Đi cùng vào nhà với anh Bình là chú Cường – anh em họ xa nhà anh Bình, hiện là cán bộ pháp chế của một cơ quan trên huyện.
Cường: em chào chị, chị khoẻ không?
Chị Thảo: chú Cường đến chơi đấy à ?
Cường: vâng ạ. Mà làm sao nhìn chị buồn thế?
Chị Thảo: tôi đang chán đây chú ạ, công ty Gạch men đã xa thải tôi rồi.
Cường: mất việc? chị làm ở công ty đấy cũng lâu, ổn định rồi mà sao lại giờ lại xa thải vậy?
Chị Thảo: Chú ngồi uống nước đi. (vừa nói chị vừa pha trà)
Anh Cường: Việc đã đến nước này rồi chị kể đâu đuôi câu chuyện cho em nghe nào?
Chị Thảo: uh. Chị làm việc cho Công ty Gạch men từ 21/4/2011 theo hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng. Sau đó mỗi năm chị và Công ty Gạch men ký hợp đồng lao động một lần, thời hạn của hợp đồng là 01 năm. Hợp đồng lao động cuối cùng mà chị và Công ty Gạch men ký vào ngày 1/7/2015. Hợp đồng lao động có một số nội dung chủ yếu sau:
- Thời hạn của hợp đồng: 1 năm (từ 1/4/2015 đến 1/4/2016);
- Công việc theo hợp đồng lao động: công nhân
- Mức lương chính: 3.500.000 đồng; Tiền thưởng năng suất chất lượng: 700.000đồng; Tổng cộng thu nhập của chị là 4.200.000 đồng/tháng.
Sau khi hợp đồng lao động ký ngày 1/4/2015 hết hạn, chị vẫn tiếp tục làm việc, nhưng Công ty Gach men không ký hợp đồng lao động với chị do công ty không ký hợp đồng lao động với toàn thể người lao động trong công ty.
Ngày 17/7/2016, Giám đốc Công ty Gạch men đã ra Quyết định số 22/QĐ - TC/03 chấm dứt hợp đồng lao động với chị từ ngày 26/7/2016. Ngày 19/7/2016, chị nhận được Quyết định số 22/QĐ - TC/09 của Giám đốc Công ty Gạch men
Chị ức lắm chú ạ, mình bao nhiêu năm đóng góp cho công ty vậy mà họ sa thải mình không thương tiếc.Chị cho rằng: Trong thời gian làm việc tại Công ty chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy của công ty. Việc Công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị là không được. Chị cũng làm đơn khiếu nại gửi Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty đề nghị xem xét giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động với chị nhưng giám đốc công ty cũng đã có văn bản trả lời về việc này.
Anh Cường: nội dung văn bản trả lời đó thế nào chị?
Chị Thảo: ờ thì họ nêu rõ: việc Công ty phải cho chị thôi việc là một việc bất khả kháng trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay. Công ty phải tạm ngừng sản xuất. Do đó, Công ty chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị theo Điều 44 Bộ Luật lao động năm 2012 là đúng pháp luật.
Anh Cường: em hiểu câu chuyện của chị rồi. Thực ra là thế này:
Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty Gạch Men với chị căn cứ vào Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012. Do đó, khi giải quyết vụ tranh chấp giữa chị và Công ty thì nếu Tòa án thụ lý vụ việc thì sẽ phải căn cứ vào quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2012 để ra phán quyết.
Trong việc này, Công ty Gạch men đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức. Cụ thể, việc Công ty phải tạm ngừng sản xuất nên Công ty phải cho người lao động, trong đó có chị bị thôi việc. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 thì Quyết định số 22/QĐ - TC/09 của Giám đốc Công ty cổ phần Gạch men là có căn cứ.
Chị Thảo: vậy công ty họ đúng à chú?
Anh Cường: tuy nhiên, khi họ cho chị thôi việc họ phải thực hiện các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 44 Bộ luật Lao động, nghĩa là trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, cụ thể lập danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. Và khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Anh Cường: Trong trường hợp này công ty không thể giải quyết được việc làm mà phải cho chị thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho chị theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này, cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Điều 47 Bộ luật lao động cũng quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Chị Thảo: Vậy hả? Thế Tôi phải gặp công ty để yêu cầu họ thực hiện đúng những vấn đề mà pháp luật đã quy định.
Anh Cường: Phải rồi, chị cứ làm thế đi, em nghĩ mọi việc sẽ ổn thôi mà
Anh Bình: Cũng may có chú nói làm cho vợ chồng tôi vỡ ra nhiều điều, vợ chồng tôi cảm ơn chú. Chú uống nước đi.
Đến đây thì vợ chồng chị Thảo, anh Bình không còn quá căng thẳng và buồn phiền như trước nữa.