Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 và thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.">
Liên kết website

Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

22/10/2013

Ngày 23/9/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 và thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 

So với quy định trước đây, Nghị định mới bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm và tăng mức xử phạt cao hơn rất nhiều.

Theo đó, hình thức xử phạt chính:  Cảnh cáo, phạt tiền (tối đa đối với tổ chức là 02 tỷ đồng và đối với cá nhân là 01 tỷ đồng), tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ trên 03 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt tiền được quy định cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 120 triệu đồng; vi phạm các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 600 triệu đồng (quy định trước đây là 50 triệu đến 300 triệu đồng); vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 500 triệu đồng; vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu thì bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 150 triệu đồng; vi phạm quy định về nghĩa vụ công ty đại chúng thì bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng (quy định cũ là 05 – 50 triệu đồng); vi phạm quy định về chào mua công khai thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 400 triệu đồng; vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng; riêng hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán và tổ chức có hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật trong trường hợp không có khoản thu trái pháp luật thì bị phạt từ 1,8 - 02 tỷ đồng (quy định cũ là 500 triệu đồng); vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán (như vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ; vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch chứng khoán, giao dịch ký quỹ chứng khoán, tài khoản giao dịch ủy quyền) thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng (quy định cũ là từ 30 – 70 triệu), riêng đối với hành vi vi phạm quy định về giao dịch bị cấm (như: gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán; giao dịch thao túng thị trường chứng khoán) thì bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng (quy định cũ là từ 150 triệu đến 300 triệu)….

Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Đình chỉ có thời hạn hoạt động niêm yết chứng khoán, hoạt động đăng ký giao dịch chứng khoán; đình chỉ có thời hạn đợt chào mua công khai; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; đình chỉ có thời hạn hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; đình chỉ có thời hạn hoạt động văn phòng đại diện; đình chỉ có thời hạn hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc đình chỉ có thời hạn các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định quy định Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền phạt tiền không quá 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân; Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước có quyền phạt tối đa 02 tỷ đồng đối với tổ chức, 01 tỷ đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.

Các tin đã đưa ngày: