Hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai
29/11/2024
Các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thường có ảnh hưởng lớn đối với người dân bởi tác động trực tiếp đến chỗ ở, sinh kế của họ. Vì vậy, tranh chấp đất đai là tranh chấp phức tạp, việc hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, ngăn ngừa tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng” trong cộng đồng dân cư. Số lượng các vụ, việc hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vụ, việc hòa giải hàng năm của các tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước. Trên thực tế, hòa giải viên ở cơ sở đều cho rằng, hòa giải tranh chấp đất đai là vấn đề khó, do đó tỷ lệ hòa giải thành rất thấp. Hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở của địa phương. Để có kỹ năng trong hòa giải ở cơ sở thì ngoài việc được tập huấn, bồi dưỡng, trang bị tài liệu thì hòa giải viên tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm công tác hòa giải ở cơ sở. Tùy từng vụ việc, từng trường hợp, từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể mà hòa giải viên có cách thức hòa giải khác nhau để đạt kết quả hòa giải thành.
Hệ thống thông tin pháp luật của Hàn Quốc và một số đề xuất về chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam
25/11/2024
Hàn Quốc là một trong năm quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ thông tin , đang nỗ lực thiết lập mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, trong đó bao gồm việc xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin pháp luật. Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và có nhiều nét tương đồng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc để thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Bàn về một số yêu cầu của việc xây dựng các công cụ truyền thông chính sách, pháp luật trên không gian mạng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
30/06/2024
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” (Đề án 407). Theo đó, Đề án 407 xác định mục tiêu: “Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước”. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch lan truyền những tư tưởng phản động, thông tin xấu, độc hại, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta. Vì vậy, việc xây dựng các công cụ truyền thông chính sách, pháp luật trên không gian mạng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay là cấp thiết.
Kinh nghiệm ASEAN về vận hành FTZ, giá trị và khuyến cáo cho Việt Nam và Đà Nẵng trong triển khai thí điểm FTZ
22/06/2024
Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nói chung và tại ASEAN nói riêng đã có các mô hình Khu thương mại tự do (Free Trade Zone – FTZ) thành công và trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế cho đất nước. Điều này đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức trong việc thành lập và quản lý FTZ. Hiện nay, bài toán đó đang được Quốc hội, Chính phủ tin tưởng đặt lên vai địa phương làm thí điểm là Đà Nẵng. Bài viết này xin góp một phần nhỏ để cùng giải bài toán thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm từ một số nước ASEAN trong vận hành FTZ.
Sự cần thiết tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Mạng xã hội hiện nay
17/11/2023
Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tầm quan trọng đó, tại mỗi địa phương, việc bám sát đặc điểm, điều kiện từng vùng miền kết hợp đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em học sinh đang góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên. Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”. Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” và nhiều văn bản pháp luật khác khi triển khai Luật PBGDPL năm 2012. Bài viết này, được đúc kết trên cơ sở quan điểm tác giả người làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và giảng dạy.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và những vấn đề đặt ra
18/10/2023
Hiến pháp năm 2013 đã nhấn mạnh: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới". Theo đó cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, vai trò, vị trí của phụ nữ cũng được nâng lên rõ rệt. Các quy định của pháp luật hiện nay đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.