Giáo dục pháp luật cho người lao động – Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
20/12/2022
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN là thượng tôn Hiến pháp và Pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành ngày một nhiều để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo cho sự vận hành bình thường của đời sống, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân. Tuy nhiên, pháp luật không thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả nếu không được đưa vào cuộc sống. Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xác định là khâu đầu tiên của thi hành pháp luật, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Pháp luật sẽ được truyền tải tới mọi công dân thông qua nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; qua đó giúp mọi công dân nắm bắt được các quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới từng đối tượng.
Đối với người lao động (NLĐ), PBGDPL có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của họ; PBGDPL sẽ giúp họ nâng cao ý thức pháp luật nhằm từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật, giúp người lao động bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động do thiếu hiểu biết pháp luật.
Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
12/12/2022
Ngày 30/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2011/NĐ-CP quy định về trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện thì một số nội dung quy định tại Nghị định số 125/2011/NĐ-CP không còn phù hợp như: Hệ thống tổ chức của các trường đào tạo, bồi dưỡng còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo, thiếu tính quy hoạch trong xây dựng hệ thống; chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập; chồng chéo thực hiện nhiệm vụ giữa các trường đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương và địa phương. Cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các trường chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng, thiếu sự đồng bộ; quản trị nội bộ còn yếu kém…
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Lịch sử hình thành và phát triển
03/12/2022
Ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Một trong những điểm mới nổi bật của Nghị định này là chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là một trong những mốc son đáng tự hào của chặng đường hình thành và phát triển của đơn vị suốt mấy chục năm qua. Bài viết này xin được phân tích để thấy rõ hơn ý nghĩa của việc chuyển đổi mô hình này trong bối cảnh hiện nay.
Ngành Tòa án tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật
30/11/2022
Thời gian qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Nhận thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức Tòa án có nhiều tiến bộ. Hệ thống các cơ quan Tòa án đã tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, bám sát Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thới trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triến kinh tế - xã hội.
Cơ chế hòa giải tiếp tục được khẳng định là phương thức giải quyết hữu hiệu trong phòng, chống bạo lực gia đình
23/11/2022
Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều cách thức xử lý khác nhau đối với vi phạm bạo lực gia đình, nhưng cơ chế hòa giải ở cơ sở là một hình thức, một giải pháp góp phần phòng ngừa và giải quyết kịp thời, có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình. Bởi thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên đã kịp thời ngăn chặn những hành vi “giận quá mất khôn”, “giận cá chém thớt” của các cá nhân trong xã hội. Đồng thời, qua quá trình hòa giải, hòa giải viên đã giúp cho các thành viên trong gia đình nhận thức rõ những quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trẻ em, người cao tuổi... và trách nhiệm, hậu quả của hành vi bạo lực gia đình. Từ đó giải tỏa khúc mắc, mâu thuẫn trong gia đình bằng con đường hòa bình ngăn ngừa tội phạm; xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong gia đình, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.