Đề xuất một số giải pháp phòng, chống bạo lực học đường
30/09/2022
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã giành nhiều sự quan tâm đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng như có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây diễn biến phức tạp, gây tác hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, việc giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động khác của nhà trường, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, là nỗi lo của phụ huynh, học sinh và nhà trường.
Đề xuất xây dựng quy định về hủy việc nuôi con nuôi trong Luật nuôi con nuôi
27/09/2022
Việc nuôi con nuôi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ - con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, giúp những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi…) được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình để bảo đảm quyền của trẻ em, giúp các em phát triển lành mạnh và có tương lai tươi sáng.
Một số tiêu chí lựa chọn nội dung pháp luật cần phổ biến
23/09/2022
Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), việc xác định đúng và trúng nội dung PBGDPL là yếu tố quan trọng đầu tiên, bảo đảm cần thiết để thực hiện hoạt động PBGDPL đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Xác định chính xác nội dung PBGDPL sẽ góp phần quyết định thành công mục tiêu của công tác này là tạo chuyển biến trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
13/08/2022
Trong những năm gần đây, tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã trở thành một trong những vấn đề nan giải đối với toàn xã hội. Hậu quả của loại tội phạm này ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em gái. Trước tình hình trên, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã triển khai nhiều biện pháp phát hiện xác minh khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo pháp luật, các đối tượng phạm tội xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi chưa được phát hiện, xác minh khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời nên đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phòng, chống loại tội phạm này.
Bàn về khái niệm giáo dục pháp luật
11/08/2022
Nghiên cứu khái niệm giáo dục pháp luật (GDPL) là một trong những nhiệm vụ cơ bản của khoa học pháp lý. Đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến nội dung một loạt khái niệm, phạm trù khác của lý luận cũng như định hướng các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực GDPL. Trong quá trình phát triển của khoa học xã hội, khái niệm GDPL được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập.
Một số yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp
11/08/2022
Cũng như các dạng hoạt động xã hội khác, hoạt động giáo dục pháp luật (GDPL) cho người lao động (NLĐ) luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Các yếu tố này có tác động tích cực nhưng cũng có thể là tác động tiêu cực đến quá trình GDPL. Việc phân tích thấu đáo sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan, khía cạnh tích cực và tiêu cực đến công tác GDPL cho NLĐ là cơ sở khoa học, thực tiễn để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Truyền thông góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
11/08/2022
Đồng bào dân tộc thiểu số chính là đối tượng trực tiếp đón nhận, thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, so với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Nhìn chung, mặt bằng dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn hạn chế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS không biết chữ, không biết tiếng phổ thông nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, xuyên tạc chính sách dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng về chính sách dân tộc.