Bộ Tài liệu tập huấn “Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở”
01/08/2023
Hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu kiện của nhân dân. Trong nhiều vụ việc có liên quan đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, các bên liên quan thường lựa chọn con đường giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc tìm người có uy tín trong cộng đồng đứng ra giải quyết. Do đó, hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên, đặc biệt là của phụ nữ, trẻ em, những người yếu thế khác như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc nhóm LGBT (người đồng tính nam, đồng tính nữ, người song tính, người chuyển giới)… khi họ là một trong các bên liên quan của mâu thuẫn và xung đột.
Một số ý kiến về quy định chi thù lao cho hòa giải viên ở cơ sở
26/08/2021
Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng và các hòa giải viên tham gia hòa giải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với cộng đồng và không có danh lợi để góp phần duy trì sự hài hòa và ổn định của xã hội. Khi tham gia công tác hòa giải, hòa giải viên thường gặp nhiều áp lực khác nhau, phải bỏ thời gian riêng của cá nhân để làm công tác hòa giải, đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp của người dân, sự không thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ từ phía gia đình, người thân... Và thực tế cũng cho thấy, nếu hoạt động của các hòa giải viên là tự nguyện và cơ bản dựa trên sự nhiệt tình cá nhân của họ thì sự nhiệt tình đó cũng rất cần được “hỗ trợ và động viên” về vật chất, ở mức độ nhất định, để duy trì. Để động viên, khích lệ hòa giải viên, Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã quy định hoà giải viên có quyền “hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải”. Quy định này đã được cụ thể trong Nghị định số 15/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP.
Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở
12/10/2020
Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1887/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 ban hành Tài liệu bồi dưỡng bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở.
Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên
05/09/2020
Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”; Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; Kế hoạch số 4238/KH-BTP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về xây dựng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên, ngày 01/9/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1852/QĐ-BTP ban hành Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên.
Một số loại hình hòa giải trước tố tụng hiện nay
24/04/2020
Trong xã hội, con người gắn kết với nhau bởi những mối quan hệ rất đa dạng, phức tạp, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột phát sinh giữa con người với con người là hiện tượng xã hội mang tính khách quan, là một mặt của đời sống xã hội. Để duy trì trật tự, ổn định xã hội, cần phải có cơ chế giải quyết xung đột xã hội. Có nhiều phương thức giải quyết xung đột xã hội khác nhau, trong đó phổ biến là: thương lượng; hòa giải; trọng tài; giải quyết thông qua thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng tại Tòa án.
05 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở - thực trạng và giải pháp
17/10/2019
Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng, đã tồn tại từ lâu đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Cùng với thời gian, công tác hòa giải ngày càng được khẳng định và phát huy tác dụng thiết thực trong đời sống cộng đồng, góp phần củng cố tình làng, nghĩa xóm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Một số giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa ngành Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hòa giải ở cơ sở
11/10/2019
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 thì quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành. Trong công tác hòa giải ở cơ sở, theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 , Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc phối hợp giữa ngành Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện ở các mặt cơ bản sau:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở đối với vụ việc bạo lực gia đình
26/06/2019
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, tiến bộ; mà còn gây hậu quả nặng nề với từng thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì vậy, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác hòa giải vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ sẽ có những tác động tích cực vào việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em; đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình hoàn thiện, tác động tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách tiến bộ, tích cực; xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, làm chủ.