Phát huy hơn nữa vai trò của một số lực lượng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở
05/08/2022
Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột xã hội do các bên mâu thuẫn, tranh chấp thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ của hòa giải viên ở cơ sở. Hòa giải ở cơ sở đã giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, triệt để, khôi phục và hàn gắn những mối quan hệ xã hội bị rạn nứt để duy trì tình làng nghĩa xóm. Có thể thấy, số vụ việc, mâu thuẫn trong Nhân dân được giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở hàng năm đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giảm thiểu đơn thư kiện tụng, giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước, góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng xã hội bình yên, xóm làng hạnh phúc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững.
Một số điểm mới của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020
29/07/2022
Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước nhằm tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng. Đây là chính sách đặc thù gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm, là tình cảm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những người đã không tiếc thân mình hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Vấn đề hòa giải trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
06/07/2022
Thực hiện Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Phiên họp toàn thể Quốc hội kỳ họp thứ 3 vào chiều ngày 27/5/2022 và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022).
Giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn – Một số vấn đề đặt ra
03/07/2022
Thanh niên là tương lai của đất nước, mang đến sức trẻ, sự sáng tạo cũng như tiềm lực cho phát triển kinh tế. Đây là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn đối với việc phát triển và xây dựng đất nước. Để thanh niên tham gia một cách hiệu quả vào sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, họ cần phải được đào tạo học vấn và chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe…., nhất là giáo dục pháp luật. Đối với thanh niên nông thôn, điều này càng vô cùng quan trọng, vì hiện ở Việt Nam, kinh tế nông nghiệp,
nông thôn vẫn đang giữ một vai trò quan trọng.
Đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
30/06/2022
Việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện các quyền, bảo vệ các lợi ích của mình và xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Gần đây nhất, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ“đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật”,“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của công dân và doanh nghiệp”. Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (nhiệm vụ số 136 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết).