Liên kết website

Hòa giải ở cơ sở - Thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có hiệu quả 03/11/2021

Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp được hình thành từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ truyền thống giàu lòng nhân văn, tinh thần đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, hòa giải ở cơ sở được thể hiện trong các bản khoán ước, hương ước, quy ước, luật tục của làng xã . Xác định hòa giải ở cơ sở không chỉ giữ vai trò quan trọng là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả mà còn là một hình thức để hàn gắn, khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp tổ chức một xã hội đoàn kết, gắn bó, đồng thuận, là cơ sở để ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chế định hòa giải ở cơ sở ngày càng được khẳng định và có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những quy định về hòa giải ở cơ sở xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền tư pháp gần dân . Tiếp đến, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công tác tư pháp trong các giai đoạn cách mạng, trong các bản Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật , hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng là một thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án có hiệu quả.

Một số mô hình sáng tạo, hiệu quả về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Đồng Tháp 05/08/2021

Qua 05 năm thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021 và các Đề án theo Quyết định số 705/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đã góp phần nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó sự quan tâm chỉ đạo trong việc thực hiện công tác PBGDPL được thực hiện thường xuyên hơn. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không ngừng được đổi mới, nội dung đã bám sát với yêu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân và phục vụ kịp thời việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, nhiều mô hình mới, hay và sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực về công tác PBGDPL đã được xây dựng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Kết quả tích cực trong thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 tại tỉnh Lạng Sơn 05/08/2021

Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 20/6/2017 về triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg. Qua 05 năm thực hiện, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn đã chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Quy trình hòa giải với trẻ em/thanh thiếu niên của Trung tâm Tư pháp Cộng đồng, tiểu bang New South Wales, Úc 17/06/2021

Mặc dù đến thời điểm hiện tại chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các vụ việc hòa giải ở cơ sở mà trẻ em dưới 18 tuổi tham gia (không bao gồm các vụ việc hòa giải giữa người lớn về các vấn đề liên quan đến trẻ em dưới 18 tuổi) với tư cách là một bên tham gia hòa giải hay vụ việc trong đó có nguyên do xuất phát từ hành vi vi phạm của người dưới 18 tuổi, song từ những kết quả tích cực chung của công tác hòa giải cũng như từ những cơ hội/lợi ích từ việc sử dụng phương pháp hòa giải nói chung cho thấy biện pháp hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc có người dưới 18 tuổi tham gia sẽ đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện tốt Công ước quốc tế về quyền trẻ em, pháp luật trong nước về quyền trẻ em.

Một số điểm mới của Luật Thanh niên năm 2020 so với Luật Thanh niên năm 2005 16/06/2021

Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 9 thông qua vào ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. So với Luật Thanh niên năm 2005, Luật Thanh niên năm 2020 có những điểm mới cơ bản sau đây.

Tìm hiểu về chính sách hòa giải với trẻ em/thanh thiếu niên của Trung tâm Tư pháp Cộng đồng, tiểu bang New South Wales, Úc 11/06/2021

Một trong những nguyên tắc chung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được quy định tại Điều 3 là: “trong tất cả mọi hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.

Một số quy định pháp luật hiện hành về đối thoại với thanh niên 07/06/2021

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" quy định: Chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên. Trong những năm qua, Lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề có liên quan đến thanh niên.

Một số điểm mới của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 03/06/2021

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 13/11/2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật gồm 8 chương, 74 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Một vài nét sơ lược về Trung tâm hòa giải cộng đồng của Singapore (CMC) 28/05/2021

Ở Singapore có hai dạng trung gian hòa giải chủ yếu là trung gian hòa giải qua tòa án và trung gian hòa giải cá nhân. Trung gian hòa giải qua tòa án được tiến hành ở tòa án sau khi các bên đã bắt đầu các thủ tục tranh tụng. Hình thức trung gian hòa giải này chủ yếu được thực hiện bởi các Tòa án Cấp dưới và được điều phối bởi trung tâm e@dr, còn gọi là Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Sơ kỳ (PDRC). Trung gian hòa giải cá nhân ở Singapore rất được chú trọng và chủ yếu do Trung tâm Trung gian hòa giải Singapore (SMC), một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Học viện Pháp luật Singapore, tiến hành. Một nhánh trung gian hòa giải thứ ba được tiến hành tại các cơ quan của chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp như các Trung tâm Trung gian hòa giải Cộng đồng (CMC), Tòa Bảo vệ Quyền lợi Cha mẹ và Hiệp hội Người tiêu dùng ở Singapore.

Bảo đảm bình đẳng giới theo Luật Hòa giải ở cơ sở 05/05/2021

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông quan năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định về chính sách bình đẳng giới của Nhà nước ta, quy định nam, nữ có quyền bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho việc thực hiện bình đẳng giới. Điều 6 Luật Bình đẳng giới đưa ra các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Xác định vị trí và tầm quan trọng của hoạt động này, ngay từ khi bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng Luật hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã coi trọng và đặt vấn đề bình đẳng giới trong Luật hòa giải ở cơ sở là cần thiết với mục đích tạo điều kiện để mọi cá nhân, không phân biệt nam hay nữ, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc có cơ hội như nhau trong việc sử dụng hòa giải ở cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.